Cố Điện (Hoàng Xuân Hãn) - P5

Thứ bảy - 20/07/2019 08:44
Từ đó, phong trào Cần vương chỉ âm-ỷ phía Bắc Hoành Sơn. Trái lại ở Quảng Bình là chỗ vua nấp, thì lại rất căng. Quân Pháp đem đạilực ra lùng bắt Hàm Nghi ...
Ngày 2.11.1888 , Hàm Nghi bị tên phản thần Trương Quang Ngọc bắt, sau khi giết người bảovệ gần vua là Tôn Thất Thiệp, con bé của Tôn Thất Thuyết. Anh Thiệp là Tôn Thất Đạm tựtử chứ không chịu hàng. Trong lúc ấy, Phan Đình Phùng đã lánh ra Bắc Kì, tại Sơn Tây, để tìm Tôn Thất Thuyết và xét tìnhhình cầnvương ở Bắc. Nhưng chưa chắc gì liênlạc với Thuyết được, Thuyết với tuỳtùng chỉ dưới mười người, ra Thanh Hoá chừng vào tháng 3.1886 ; ngược triền sông Mã, qua Thượng Lào, tới Lai Châu ; trú tại nhà Đèo Văn Trì (l) vào tháng 6.1986. Từ đó, chuyển lời Hàm Nghi xin quân Thanh vào nước. Nhưng Thanh và Pháp đã kí hiệpước Thiên Tân (11. 5.1884 và 4.4.1885) buộc vua Thanh không những phải rút quân chínhqui về mà còn phải trị tội Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen của y. Sau đó, lại có sứthần ta, Vũ Khắc Khoan tới Quảng Đông trình lên tổngđốc Lưỡng Quảng, Trương Chi Động, một tờ bẩm của các viên Việt quản các tỉnh biênthuỳ, yêu cầu một sự sẽ thấy sau. Trong côngvăn, viết ngày 6.9 Quang tự 12 (3.10.1886) gửi về Bắc Kinh, viên tổngđốc có kèm theo lời bẩm của Hàm Nghi đề ngày 6. 10 năm trước (12.11.1885). Có lẽ, hoặc trên đường đi Lai Châu, hoặc sau khi trú tại nhà Đèo Vău Trì, Tôn Thất Thuyết đã nhândanh Hàm Nghi viết tờ bẩm này. Đoạn đầu gần giống như lời bẩm đã nói trên (?.7.1885). Lần này, Thuyết thấy hoàntoàn bấtlực, không thể dựa vào sắc ấn vua Thanh mà đẩy mạnh cầnvương ; cho nên xin thẳng Thanh triều đem quân vào đánh giúp. Đoạn sau tờ bẩm, kí tên Hàm Nghi, có :
 « Tháng 6 năm nay (1885), đã gửi tờ bẩm rõ tìnhhình lên các quan tuầnphủ Quảng Tây và tổngđốc Vân Quí. Nhưng tiềnđồ nhiều trởngại ; sợ lời bẩm chưa chuyểnđạt được. Tôi nay đến trú ở sơnphận Hà Tĩnh, cách Bắc Kì bảy ngày. Thânhào các tỉnh lòng tôn chúa cũ, đều đã họp binh khởinghĩa, theo về bảovệ. Nhưng từ Thanh Hoá Ninh Bình trở ra Bắc, binh, thuyền chúng chiếmcứ, hiệulệnh khó thihành. Sức tôi lẻloi khó 1òng tựlập.
 « Trộm nghĩ rằng sắc, ấn thì cha ông tôí đã được Thiên triều ban, thổđịa, nhândân cũng bởi Thiên triều trao giữ. Thế mà ngày anh tôi còn ở ngôi, quốcấn đã không hay gíữ ; nay tôi cũng không hay bảothủ đôthành. Thế thì tôí đã mang nặng tội lắm. Gần đây, lại nghe người Pháp đã chọn ngườí khác làm quốctrưởng đặt ở Đôthành với chúng. Việc gì nó thihành ra là để lừa những kẻ nhượctiểu ; lẽ nào chúng lừa nổi kỉcương Thiên triều và côngpháp Vạn quốc.
 « Tôí nay tuy trẻ, nhưng hiểu lẽ thường ; há lại không lo tự chỗi dậy ! Nhưng đang bị tánhoán, nếu không dựa vào Thiên triều táitạo, thì không đủ sức bảotồn. Vậy mong Quan Lớn (tổngđốc) thương đến tìnhhình nghèongặt của nước tôí, cứ tình thực mà thay lời chúng tôi xin hộ. May được Thiên triều bằng lòng sai tướng đem quân sang dẹp chúng. Tôi nguyện đem tiềncủa lươngthực hộtùng. Và xin Thiên triều tha những lỗi trước, ban cho sắc, ấn để nhờ uytín Thiên triều mà hiệulệnh quốcdân, thuphục nhântâm, lâu dài làm phên giậu,..» (12.11.1885) (Tưliệu trên, trang 3596)
 Xem lời bẩm trên, ta thấy rằng vào cuối năm 1885 Thuyết còn ở vùng Hà Tĩnh và chưa hiểu tìnhthế Trung-Pháp. Khi lên đến vùng Tây Bắc, chắc Thuyết bắt liênlạc với phongtrào chống Pháp dọc biênthuỳ, và mới biết bấygiờ Pháp đã ép mạnh Trung Quốc phái quânnhân họp định biêngiới, không những ở Lưỡng Quảng, mà cả ở Vân Nam. Hai chứctrách Trung quốc, Chu Đức Nhuận và Sầm Dục Tú, tháng 8 năm 1886, họp với quan Pháp khám biêngiới vùng Bảo Thắng, gần Lao Kay ; đã trả lời, ngày 5.9.1886 cho Tây dương đại-thần Lí Hồng Chương rằng không đi được vì ốm ; và thêm rằng :
 « Hiện nay, tại các chỗ này có nghĩaquân, lính dõng dukích Việt Nam đóng đồn, mỗi nơi vài nghìn người, trên một dải gần Đô Long (thuộc tổng Tụ Long, tỉnh Hà Giang, nay mất vào phủ Khai Hoá, thuộc Vân Nam), An Long, Lục An (trên bờ sông Cháy ?). Tôn Thất Nguyễn Phúc Thuyết cũng có tới các chỗ ấy hoạtđộng, khángcự với quân Pháp. Đất Mạnh Thoa tiếp với đất Tam Mạnh, Thập Châu (Tây bắc Bắc kì) lại có quan Việt Nam Nguyễn Quang Bích và đốcđồng Đèo Văn Trì cốthủ. Đườngsá không thông, sợ Pháp không thể đi lại khám được. Lại có Nguyễn Văn Giáp và tuỳthuộc đóng ở các xứ Hưng Hoá, Cẩm Khê và Thanh Ba. Nghe nói quân Pháp thiếu lương, sợ không dám tới các chỗ ấy...»
 Lời trên đủ chứng rằng, trái với một vài dưluận, trong năm đầu lên « ở nhờ » nhà Đèo Văn Trì, Tôn Thất Thuyết không chỉ ngồi không ẩn trốn. Chắc bấy giờ ông đã liênlạc với nhóm cầnvương dọc biênthuỳ. Rất có thể rằng tờ bẩm mà các quan đầu ba tỉnh chiếnkhu Việt Bắc sai sứ mang sang Quảng Châu cũng được viết theo mệnhlệnh của ông.
 Số là ông đã thấy sự mình lầm, đưa vua Hàm Nghi náu ở vùng núi hiểm Hà Tĩnh. Pháp đã sai binhthuyền đuổi theo dọc bờ biển, rồi chiếm các tỉnhlị dọc đường thiênlí ra Bắc : Quảng Trị, Đồng Hới, Nghệ An và Thanh Hoá ; một mặt khác Pháp sai quân từ Nam Kì vào dẹp vănthân từ Bình Thuận trở ra, và đạiquân của thiếutá Metzinger từ Bắc kéo vào Quảng Bình để đánh bắt Hàm Nghi. Để đốiphó lại, Thuyết không loliệu trước lưu lại khígiới gì cả. Vì vậy, có lẽ chính Thuyết, khi lên đến Việt Tây Bắc, đã muốn nhắn đồđệ đem Hàm Nghi lên vùng Việt Bắc, nhưng sự không thành, như sẽ thấy sau. Theo lời tổngđốc Lưỡng Quảng, trong tờ bẩm mà sứ thần Vũ Khắc Khoan mang tới Quảng Châu, có đoạn như sau :
 " Chúng tôi là các viên quanlại triều trước, gồm :
Nguyễn Đình Nhuận coi tỉnh Sơn Tây
Lã Xuân Oai coi tỉnh Lạng Sơn
Nghiêm Xuân Phương
 coi tỉnh Cao Bằng 
 (Những viên nầy được Hàm-nghi, sau khi rời thủđô, vào ngày mồng 3 tháng 6 năm Ất Dậu, ra chiếu bổnhậm ; theo Phongtrào Cầnvương trang 71, soạn giả Trần Văn Giàu)
 Kính bẩm quan Thiên triều tổngđốc Lưỡng Quảng họ Trương (Chi Động) :
 Tháng 5 năm ngoái (Ất Dậu 1885), vì bị quân Pháp đánh gấp, Vua chúng tôi phải chạy lánh. Chúng tôi đã có tờ trình qua các quan tổngđốc Vân Quí, và quan tuầnphủ Quảng Tây, nhờ xin đềđạt lên triềuđình, nhưng đến nay chưa thấy được ban giúp. Tháng 10 năm ngoái, sau lúc Vua chúng tôi đến Sơn Phòng Hà Tĩnh, theo lệ, viết văn gửi nhờ quan tuầnphủ Quảng Tây bẩm lên. Ngày mồng 6 tháng 6 năm nay (Bính Tuất 1886 nguyên sót số tháng có lẽ vì đó là số 6 như số ngày), có pháiviên đưa tờ văn ấy tới, chúng tôi vâng lời muốn đem nộp ; nhưng đến cửa quan đợi, chưa thấy trả lời. Chúng tôi sợ rằng các Ngài bận việc khámsát biêngiới (với Pháp), cho nên chưa chuyển lên chăng Vả chăng, nước tôi mắc nạn này, thầntử rất thươngtâm. Không đủ binhkhí, thế vua chúng tôi không tựlập được.
 « Tháng 11 năm ngoái (Ất Dậu 1885) chúng tôi đã sai uỷviên về xin đón Vua chúng tôi, mong tới vùng Mục Mã, dựa thế Thiên triều, để tính đường cất quân trở lại. Khốn nỗi ! Vùng này nay lại bị kẻ trộm cướp chiếm. Chúng tôi có thươnglượng với Lương Tuấn Tu ở Mục Mã, nhưng chẳng ăn thua gì.
 « Chúng tôi trộm nghĩ rằng Vua chúng tôi trú tại Hà Tĩnh đã lâu ngày, không được ai tưcấp khígiới và quânlính. Muốn tới biêngiới Bắc Kì, lại không có một tấc đất yênổn để trú. Thiết nghĩ rằng Quan lớn đã có lòng thương cả thiênhạ, thì lẽ nào nhẫntâm bỏ rơi vua nước chúng tôi. Ngoài sự chúng tôi xin quan tuầnphủ Quảng Tây thẩmbiện, chúng tôi lại xin ngài chiếucố làm sao cho Vua chúng tôi có thể tới ở trong nộiđịa, vùng giáp Mục Mã, Bảo Lạc, sống nhờ ở đó, điềukhiển thầndân, giành lại đất cũ, để lâu dài làm phiên giậu cho Thiên tríều. Như thế, nước tôi thực được nhờ ơn lắm lắm... Nếu lời thỉnhcầu nầy được Ngài chấpnhận, thì xin chỉ bảo cho chúng tôi để tin về ; Vua chúng tôi sẽ tuân theo làm...»
(Tư liệu trên, trang 3594)
 Tờ bẩm nầy viết vào khoảng tháng 9 năm 1886, đang lúc Tôn Thất Thuyết mới tới Việt Tây Bắc và đang hoạtđộng cầnvương ở vùng này. Vậy chắc rằng ý yêucầu trên là ý của Tôn Thất Thuyết, vẫn không hiểu tìnhthế giữa Trung và Pháp, và vẫn còn nhiều mộngtưởng điênrồ. Còn viên tổngđốc Lưỡng Quảng, Trương Chi Động, thì y hiểu rõ tìnhthế và xửtrí vừa duyvật, vừa duytâm, gửi lời phánđoán của y theo tờ bẩm của vua tôi Việt. Trong thư trình lên Thanh triều, y tỏ ýkiến rõràng :
 
« Đã lâu Việt Nam thuộc phiênphong, vốn thầntử Thiên triều. Từ đời Hàm Phong, Đồng Trị (1859-61-74), nước ấy có nhiều giặcgiã (tànquân Thái Bình tràn vào). Đều được quân ta sang đánh mới yên. Lòng ta giúprập lúc nguytai, chưa từng chút nghỉ. Sau đó, vì vương nước ấy ngumuội, không biết cách chếtrị giữ nước trong mấy năm vừa qua, đã nhiều lần kí minhước với người Pháp. Dần dần nó bỏ phận làm phên giậu cho ta. Đất mất, dân tan, tự mình gây hoạ. Năm trước, lúc Vân Nam và Quảng Tây đem quân vào đất nó, chúng tôi đã theo ý Hoàng thượng hết sức trù kế giúp, điều quân chuyển lương, kinhdinh toàn sự ; thế mà nó không sai một pháisứ không gửi một bức thư đến tốcáo, trầntình, bànđịnh, hoặc bày kết giúp công. Đến khi ta đại phá quân địch ở Nam Quan (27.3.1885), lấy lại được đất Lạng Sơn và Trùng Khánh, nó cũng không hay nhóm nghĩaquân, cử đến giúp quan quân đánh lui địch.
 « Triềuđình ta không nỡ để dân ta chịu lâu nạn binhđao với Pháp, nên đã nhận điềuđình với Pháp (hiệpước Thíên Tân 9.6.1885) Đến nay, sựthế đã thành. Nước ấy đã tự mình nhận nước Pháp vào bảohộ. Gần đây thế lại càng lunglay, rồi mới tốcáo với ta và xin cầuviện. Đọc lời thư bàytỏ, tình rất đáng thương. Nhưng sựcơ đã hỏng. Cứu chữa không cách gì. Lờí minhước với Pháp đã rõràng, khó lòng mà bàn khác được.
 « Còn như sự xin một giải đất nộiđịa gần Mục Mã, Bảo Lạc, để quốcvương chúng có thể tự đến ở, thì nguyên trong minhước với Pháp không có điều ấy. Bảnchức khó lòng thay lời xin được. Chỉ có thể thầndân nước ấy so lường sức mình, rồi đồngtâm trungthành duytrì sự thờphụng tổtiên nhà vương chúng mà thôi.
 « Còn như viên quan Việt, Vũ Khắc Khoan, đã vượt đường xa tới đất Quảng Đông, chúng tôi nên theo ý Triều đình thương kẻ yếu, mà sẽ bảo kẻ chứcvụ giảnggiải minhbạch cho y, để nó thoả lòng, rồi cấp tíền đầyđủ ăn đường, sai lính hộtống, cấp cho một hộchiếu, rồi sai thuyền dẫn đi Liên Châu, Khâm Châu, rồi lên qua Thương Tư, Minh Minh đến Long Châu để về Việt. Chúng tôi cũng sẽ sai tiđạo chuyển văntrát trả lời cho các viênchức cũ Việt, tổngđốc cũ Sơn Tây Nguyễn Đức Nhuận, vân vân... "
(Tưliệu trên, trang 3594-3595)
 Có lẽ đây là côngvăn cuối cùng trong sự giaotiếp giữa hai triều : thiên tử và phiên thần, Mãn Thanh và Việt Nguyễn.

(Còn nữa)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay33,120
  • Tháng hiện tại1,132,339
  • Tổng lượt truy cập28,432,813
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây