Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện.

Xem tiếp...

Cố Điện (Hoàng Xuân Hãn) - P2

Thứ bảy - 20/07/2019 08:42
Trước hết, ta ôn chóng lại lịch trình mất nước bởi triều Nguyễn. Từ cuối thế kỷ 15, chiến hạm Bồ Đào Nha mở đường vòng quanh Nam Phi để sang Ấn Độ và Đông Nam Á, nước Pháp ...
Chuyện Cố Điện không chỉ như chuyện Cống Quỳnh, là một chuyện ông đồ nho ngạo nghễ, mưu mô, thích châm biếm mà thôi. Tôi sống tiếp sinh thời ông và quê quán gần gụi với ông, cho nên tôi nhận định rằng ông là một nhân vật phản ảnh vừa một thời đại chính trị, vừa một địa vực rất độc đáo của đất Hà Tĩnh : huyện La Sơn. Thời đại là lúc triều đình nhà Nguyễn để Tây hoàn toàn chiếm nước và nô lệ hoá nhân dân, rồi chạy tới nấp trong rừng Hà Tĩnh và tuyên chiếu ''Cần vương''. Trong dân chúng và sĩ phu hưởng ứng hăng hái, có rất nhiều dân huyện La Sơn, và nhất là dân các làng quê quán quan Đình, tức là đình nguyên Phan Đình Phùng, và cố Điện.
      Trước hết, ta ôn chóng lại lịch trình mất nước bởi triều Nguyễn. Từ cuối thếkỷ 15, chiến hạm Bồ Đào Nha mở đường vòng quanh Nam Phi để sang Ấn Độ và Đông Nam Á, nước Pháp, cũng như các đế quốc thực dân khác, theo dấu mà mở mang truyền bá đạo Datô và xâmc hiếm đất người, buôn bán và lợi dụng nhân công rẻ để khai thác đất đai. Cuối thế kỷ 18, Pháp đã lập các cơ sở trong bể Ấn Độ và chiếm đất lớn trên đất liền Ấn Độ. Ở nước ta, nhân chúa Nguyễn bị anh em Tây Sơn triệt hạ, giám mục đạo Datô, De Béhaine, thuộc dòng Pháp, quản lí dân Việt theo đạo vùng Gia Định, khuyên đừng nhận viện của các nước Bồ và Anh, rồi dẫn con chúa Nguyễn Ánh sang Paris, điều đình xin viện với vua Louis XVI. Gia Long hứa nhận lời cho giáo sĩ người Pháp tự do truyền bá và quản trị đạo Datô trên đất ta, nhận nhượng đứt cho Pháp đất Côn Đảo và đất Hội An, để làm căn cứ thông thương và binh bị, và cuối cùng nhận hoàn toàn chịu phí tổn và giúp Pháp nếu Pháp có chiến tranh trên vùng Đông Nam Á.
      Vì cuộc Cách mệnh 1789, mà hiệp ước trên (28.11.1787) không thành quả. Tuy vậy, De Béhaine tự liệu cũng đem về giúp riêng Nguyễn Ánh một vài chiếc tàu bọc đồng và một vài thuật gia chuyên môn. Nguyễn Ánh đã thắng Tây Sơn, thành vua Gia Long, cai trị cả nước Việt Nam. Từ đó, triều đình Việt mới thấy rõ hành động thực dân của tất cả người Âu Châu trên đất Đông - Á, và tintức nộibộ đều bởi các giáosĩ, sống lâu trong nước, lại có vây cánh trung thành, đem lại. Kếtquả là ta cảnhgiác đối với người Âutây, và khekhắt đối với các giáosĩ và bổndân theo họ. Cũng như ngày nay các cườngquốc đòi quyền « canthiệp » vì lẽ « nhânquyền », lúc bấy giờ, các nước Âutây lấy cớ « tựdo truyềnbá đạo độctôn Datô » để canthiệp bằng vũlực vào Trung Quốc và Việt Nam. Sau hai lần hạmđội Pháp phá dễdàng cảng Hội An, hoàngđế Napoléon III và vợ, người Tây Ban Nha, mới dùng thuỷquân Pháp và Tây, đánh chiếm thành Gia Định, và chiếm ba tỉnh miền Đông Namkì (hoà ước 5.6.1862 kí tên Bonnard và Phan Thanh Giản) và được các quyền tựdo, như buônbán ở Bắc kì. Sau đó, các đôđốc Pháp tại Sài Gòn tự làm chínhsách « tàmthực », buộc chínhquyền Paris phải theo. Tự Đức sai Phan Thanh Giản sang Paris, xin chuộc ba tỉnh đã mất với số tiền rất lớn, nhưng phái quânnhân Pháp không ưng. Không những thế, viên thốngđốc Sài Gòn đem quân chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867 ; Phan Thanh Giản tựtử). Triềuđình Huế cũng không thể cầu viện với Trung Quốc, vì Thanhtriều vừa bị loạn Tháibình rồi lại bị ngoạixâm. Tuy có nhânvật cônggiáo áiquốc, như Nguyễn Trường Tộ, cảnhcáo và khuyênlơn, nhưng sự rất cấpbách, triềuđình Huế không kịp trở tay đốiphó với chínhsách thựcdân tinhvi của chínhquyền cộnghoà Pháp, mong xâmnhập đất Trung Quốc sau khi chiếmcứ Bắc Kì. Duyêncăn canthiệp tìm cũng dễ. Bấy giờ, một lái buôn lậu súng đạn cho Vân Nam, là Dupuis, dựa vào thếlực Sàigòn mà dùng sông Hồng Hà với binhlực riêng bảovệ. Chínhphủ ươnhèn Huế không tự ngăncản nó, lại tốcáo với Sài Gòn. Pháp bèn sai Garnier đem quân ra Bắc, tiếng là để hỏi tội Dupuis, mà thật là để khiêukhích chiếntranh. Quân Pháp tuy ít nhưng lấy được Hà Nội (11.1873. Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, rồi nhịn ăn mà chết) ; rồi hợptác với nhóm cônggiáo Phát Diệm, lập chínhquyền riêng. Triềuđình Huế giao binhquyền Bắc Kì cho Hoàng Kế Viêm ở Sơn Tây và thudụng dưđảng của quân Tháibình, là quân « Cờ Đen » thuộc Lưu Vĩnh Phúc. Garnier bèn bị tử trận. Pháp đành phải bỏ chínhthể riêng đã lập ở Bắc Kì, nhưng ép được vua Tự Đức kí một hiệpước mới, vừa nhìnnhận nhượng cho Pháp toàn xứ Nam Kì, nhận Pháp bảohộ antoàn đối trong lẫn ngoài, vừa nhận theo chínhtrị ngoạigiao của Pháp và để người Pháp độcquyền buônbán (hiệpước 15.3.1874 kí tại Sài Gòn bởi Dupré và Lê Tuấn).
      Sự trở ngại lớn còn lại cho thực dân Pháp có hai điều : một là nộitrị ở Bắc và Trung còn trong tay triềuđình Huế ; hai là mặc dầu hiệpđịnh 1874, Trung Quốc với Việt Nam vẫn giữ tình liênlạc cũ. Nhất là, sau khi vua Tự Đức sai pháibộ Nguyễn Thuật sang tuếcống tại Bắc Kinh năm 1879, và các dưdảng quân Tháibình, Cờ Đen, Cờ Vàng đều được coi như là quân nhà Thanh, chính quyền Sài Gòn lại càng tìm cách củngcố thếlực ở Bắc. Cuối năm 1882, sai Henri Rivière, dẫn quân ra Hànội, rồi đầu năm sau, đánh chiếm các thành Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, nhưng liền bị tửtrận. Lại thấy binh chínhqui các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây vào làng Pháp, chínhquyền Paris, phen nầy, phái đạiquân sang với ba mụctiêu : ép Thanhtriều gọi quân mình ở Việt Nam về, đánh bại liênquân Thanh - Việt và chinhphục hoàntoàn triềuđình Huế. Harmand dẫn hạm đội Pháp tới đánh cửa Thuận An, vào Huế ép ta huỷ ấn « Việt Nam quốcvương » của vua Thanh ban, và định chitiết chínhsách ''bảohộ'' (Hiệpước Harmand rồi hiệpước Patenôtre kí tại Huế, tờ trên vào ngày 25.8.1883 bởi Trần Đình Túc và Harmand, tờ dưới vào ngày 5.6.1884 bởi Nguyễn Văn Tường và Patenôtre)
      Còn một sự gai mắt nhất cho quânnhân Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, hai phụchánhthần, tiêubiểu quân dân Việt Nam. Tướng De Courcy mới được đềbạt làm toànquyền, liền đưa thêm quân vào Huế, định bắt tù Tôn Thất Thuyết, ép Hàm Nghi phải xin phép Pháp mới được làm vua, và tỏ nhiều cửchỉ sỉnhục tànphế triềuđình ta, khiêukhích chiếntranh để lập chínhquyền hợptác bảohộ. Quânđội Pháp, trangbị khígiới tinhnhuệ, được caiquản tốt, lại đóng sẵn trong thành Huế ; cho nên ngày 5.7.1885 chiếm Kinhthành dễdàng. Tôn Thất Thuyết đem Hàm Nghi với tànquân chạy qua Lào về sơnphận Qui Hợp thuộc Hà Tĩnh. Bấy giờ đã vào đầu tháng 8 năm 1885. Một mặt, Tôn Thất Thuyết ra chiếu ''Cần vương'' (11.8.1885), một mặt cho lệnh Hoàng Kế Viêm và các tỉnhtrưởng dọc biêngiới Trung Quốc chuyển cho các tổngđốc Vân - Quí và Lưỡng - Quảng lời tốcáo và lời cầuphong của Hàm Nghi. Bộ ngoạigiao Đài Loan còn giữ được nhiều côngvăn về việc ấy. Trong các thư có đoạn (dịch sau đây, những chữ trong vòng đơn là lời chúthích của tôi):
«...trộm nghĩ nước tôi đã được Thiêntriều phong vào hàng phiênphục đến nay đã vài (?) trăm năm. Phụvương xưa tôi, Nguyễn Phúc Thì (Tự Đức) bị bệnh đã mất từ lâu, vào ngày (16) tháng 6 năm Quangtự thứ 9 (1883). Quốcnhân bầu người em, là Nguyễn Phúc Thăng (Hiệp Hoà) tạm coi việc nước. Rồi Nguyển Phúc Thăng tự liệu ốmyếu, gánh không nổi chứctrách. Ngày mồng 1 tháng 11 năm ấy, đã nhường việc cho con trai cả của Phụvương xưa, tên là Nguyễn Phúc Hạo (Kiến Phúc), tức là anh ruột tôi đây Nguyễn Phúc Minh (Hàm Nghi). Trong tháng 6 và tháng 11 năm Quangtự thứ 9 (1883), đã có tờ bày giải duyêndo các việc xẩy ra, trình quan tuầnphủ Quảng Tây và quan tổngđốc Lưỡng Quảng xét và thay mặt Víệtnam tâu lên Cửutrùng. . . Rồi đến ngày mồng 10 tháng 6 năm Quangtự thứ 10 (1884), anh xưa tôi, Nguyễn Phúc Hạo, lại bị bệnh mất, để lờl dặn lại rằng, theo thứtự thì tôi, Nguyễn Phúc Minh, đáng được nối ngôi Phụvương xưa . Ngày 12 tháng ấy, tôi đã tạm coi việc nước, để đợi mệnh Thiêntríều. Khốn nỗi ! Các tỉnh Bắc Kì giáp Nộiđịa đã bị Pháp chiếm, mà các cảng ven bể lại bị nó ngăn đến đỗi các đường thuỷ bộ đều bị nghẽn, khiến tình hình chúng tôi không thể trình lên.
« Vả chăng, mấy năm nay, binhthuyền Pháp đã gây nhiều chuyện ở nước tôi. Trong tháng 7 năm Quangtự thứ 9 (l883), toànquyền Pháp Hàramăng (Harmand) đem binhthuyền thìnhlình vào cửa Thuận An ngoài quốcđô, đánh phá các đồnluỹ ép lập 27 điềuước thay cựuước năm Giáp-Tuất (1874). Thượng tuần tháng 5 Quangtự thứ 10 (1884), toànquyền Pháp Bađứcna (Patenôtre) lại đem nhiều binhthuyền tới cửa Thuận An. Bộbinh bèn áp tới bờ sông ngoài đôthành, bày súng đạibác, yêucầu đổi 19 khoản trong điềuước (Harmand) kí tháng 7 năm Quangtự thứ 9 (1883). Nó lại bức lấy quốcấn mà Thiêntriều đã cấp phong, đem nung hủy cho chảy. Lại ép hủy hết các cỗ súng trong các đồnluỹ ngoài thành. Rồi nó lại phái một quan binh 5 khuyên (đạitá) đem mấy trăm lính ép chúng tôi cho vào đóng trong thành, tại Trấnbìnhđài (Mang Cá) ở góc hữu thành. Lại ép chúng tôi cấp tốc triệthạ 200 cỗ đạibác đặt trên mặt thành. Các cỗ súng này nặng, chúng tôi khiêng bỏ không kịp thì chúng nó sai binh tựtíện đóng đanh sắt cho tắc lỗ tim (lỗ châm lửa) của vài mươi cỗ. Vả lại chúng tựtiện đặt hay bỏ các quanlại tại các tỉnh Bắc Kì (như dùng Nguyễn Hữu Độ và Hoàng Cao Khải) và bắt nhiều đến hàng vạn dânphu mà xua vào trận địa.
« Khi quan binh Thiêntriều sang dẹp chúng, đến đâu cũng có quanlại nhândân chúng tôi giúp, hoặc dẫn đường, hoặc theo gánh gồng lươngthực, đạndược, hoặc thămdò tin tức. Chúng cho thámtử rìnhmò, hễ bắt được thì trị tội rất nặng. Ví dụ, tuần phủ Hưng Yên Nguyễn Văn Thận bị chúng bắn chết ; tuầnphủ Quảng Yên Hoăng Văn Vi, tuầnphủ Hải Dương Nguyễn Văn Phong, tổngđốc Hải An Hà Văn Quan đều bị chúng bắt đem xuống hoảthuyền chở đi mất. Các xã thôn cũng nhiều nơi bị giết, đốt rất khổ.
« Ngày 21 tháng trước (tháng 5 năm Ất Dậu, tức 3.7.1885), đôthống chúng (tướng De Courcy) lại đem 6 chíếc tàu lớn vào cửa Thuận An. Hơn nghìn lính đổbộ lên Trấnbìnhđài tại góc hữu trong thành, đóng cùng lính đã phái đến đó từ trước. Chúng nó hoànhhành ápbức như thế. Chúng tôi chịu nhịn muôn bề không nổi. Đêm 22 tháng trước (4–5 tháng 7) chúng tôi đã chiến đấu với chúng, từ giờ Sửu (quá 1 giờ sáng) đêm ấy đến giờ Thìn đêm 23 (quá 7 giờ sáng đêm 5-6 tháng 7), giết được hơn nửa binhlính chúng. Khốn nỗi ! Súng trái phá của chúng bắn dữdội, mà súng đạibác của chúng tôi không địch nổi. Tôi đã đem thầnliêu ra phía Bắc thành, xếp đặt các tỉnh, cứhiểm đóng quân, khuyếnlệ thầndân lo việc khôi phục... »
      Bức thư nầy là trích từ Tưliệu Trung-Pháp-Việt giaothiệp, tập 5, trang 3250, chuyển về Bắc Kinh bởi tổngđốc Vân Quí. Sứthần ta là Nguyễn Quang Bích mang sang Môngtự địaphận Vân Nam, liền sau khi Hàm Nghi còn ở Quảng Trị. Ý chừng, Tôn Thất Thuyết mong sắc ấn mới của vua Thanh để tăng uytín cho sự kêu gọi ''cần vương''Thật ra thì lòng cầnvương không cần gì sắc ấn của nhà Thanh. Lòng thương Vua, yêu nước, ghét Tây rồi oán lây đến giáodân, cũng đủ thổi bổng phongtrào cầnvương bấy giờ ở Nghệ Tĩnh.

(Còn nữa)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay74,329
  • Tháng hiện tại2,216,840
  • Tổng lượt truy cập42,788,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây