Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện.

Xem tiếp...

Tiết chào cờ đầu tuần thứ 16 năm học 2018-2019

Thứ năm - 01/08/2019 20:47
Sáng thứ Hai, ngày 17/12/2018, toàn thể CBGV - HS trong toàn trường đã tham dự “Lễ chào cờ” lần thứ 16 và long trọng tổ chức Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2018).
Cùng với các nghi lễ chào cờ, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2018) và 29 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2018). Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo bao bọc đỉnh Slam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Quân đội nhân dân Việt Nam càng chiến đấu càng trưởng thành, lớn mạnh. Năm 1989, Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân. Hàng năm, ngày 22/12, đã trở thành ngày hội lớn, ngày hội biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thể hiện quân với dân một ý chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ - Một giá trị độc đáo của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.


                                  Cô giáo Đinh Thị Thu Huế trong vai trò MC

      Cũng tại buổi lễ này, thay mặt BGH cô giáo Đặng Thị Trâm – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường trao quà của nhà trường cho các CBGV-NV đã từng tham gia quân ngũ. Món quà tinh thần của nhà trường bày tỏ sự tri ân với những đồng nghiệp đã đóng góp phần tuổi trẻ của mình cho quân đội rồi trở về cầm phấn tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, những người chịu nhiều mất mát thiệt thòi cho sự bình yên của toàn dân tộc trong thời chiến cũng như thời bình!


                      Tặng quà cho CBGV-NV đã từng tham gia quân ngũ


                            Trao học bổng quỹ Khuyến học - khuyến tài huyện


                                 Trao quà của Tạp chí Toán tuổi thơ 

      Chiến tranh đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng ngày. Những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Người lính năm xưa đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp. Những vần thơ đánh động vào hồn người bằng một hoài niệm thiết tha, khắc họa lại một giai đoạn bi hùng của đất nước, được thể hiện qua bài thuyết trình của em Phan Thị Thùy Trang – 9A về chủ đề “Những suy tư của người lính sau chiến tranh” qua hai thi phẩm “Ánh trăng” và “Nghe tắc kè kêu trong thành phố” của Nhà thơ Nguyễn Duy.

  

      Tiếp theo chương trình cô giáo Phạm Thị Quỳnh Giang đã ôn lại lịch sử sự kiện “Mậu Thân 1968”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi khắc sâu vào lịch sử dân tộc như một bản anh hùng ca bất diệt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong các giai đoạn tiếp theo. 50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả.


 
      Tiếp theo chương trình là các tiết mục văn nghệ. Mở đầu là ca khúc “Tiễn thầy đi bộ đội” do tốp ca học sinh thể hiện. Ca khúc “Màu áo chú bộ đội” do song ca nam – nữ học sinh trình bày. Ca khúc “Linh thiêng Việt Nam” do thầy giáo Phạm Bá Tĩnh thể hiện. Ca khúc “Hành khúc ngày và đêm” do tốp ca các thầy cô giáo thể hiện. Khép lại chương trình buổi lễ là màn biểu diễn võ thuật cổ truyền










                                          Màn biểu diễn võ thuật cổ truyền

      Buổi lễ là hoạt động thiết thực nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, giáo dục lòng yêu nước cho thế trẻ tiếp tục nối bước cha anh, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời ghi nhận những thành tựu đạt được trong nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường
      Nhân dịp lễ Giáng sinh 2018, sau lễ chào cờ, thay mặt BGH Nhà trường, cô hiệu trưởng đã trao quà “Chúc mừng Giáng sinh” cho CBGV là công giáo. Cô hiệu trưởng chúc các thầy cô có một mùa Giáng sinh an lành, đầm ấm.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay56,373
  • Tháng hiện tại1,552,066
  • Tổng lượt truy cập42,124,139
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây