Đề thi vào 10 môn văn chuyên Vĩnh Phúc năm 2010-2011

Thứ ba - 30/07/2019 05:45
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề thi vào 10 môn văn chuyên Vĩnh Phúc năm 2010-2011

Câu 1:(2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

“Hỡi lão Hạc ơi! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế  ấy!...Một người đã khóc vì đã chót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng đáng buồn theo một nghĩa khác.”

                                         (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao)

a/ Theo em, đoạn văn trên là lời độc thoại hay độc thoại nội tâm? Giải thích ngắn gọn lí do.

Từ nội dung đoạn trích và toàn tác phẩm, hãy tìm hàm ý của câu được in đậm trong đoạn văn.

Câu 2: (2,0 điểm)

Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:

“Quê hương mõi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người”

Dựa vào ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn mỗi người.

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

 

………………….Hết…………………


Đáp án đề thi

Câu 1: (2,0 điểm)

a/ (1,0 điểm)

  • Đoạn văn là lời độc thoại nội tâm.
  • Lí do: Đây là lời của nhân vật “tôi”(ông giáo) nói với chính mình, và không được biểu đạt thành lời(vì không có dấu hiệu gạch đầu dòng).

b/ (1,0 điểm)

  • Hàm ý của câu “Cuộc đời quả thật mỗi ngày một thêm đáng buồn…” là:

+ Sự ngỡ ngàng, thất vọng của ông giáo trước việc làm và nhân cách của lão Hạc (hiểu lầm).

+ Nỗi bi quan, chán nản của ông giáo trước cuộc đời và thế thái nhân tình.

  • Hàm ý của câu “Không! Cuộc đời…nghĩa khác.” là:

+ Sự khẳng định mãnh mẽ, niềm tin tưởng của ông giáo về nhân cách cao đẹp của lão Hạc- nhân cách của một người lao động lương thiện.

+ Nỗi buồn, nỗi xót xa cho số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của người nông dân trong xã hội cũ.

Cách cho điểm:

Phần a: 1,0 điểm (mỗi ý cho 0.5 điểm)

Phần b: 1,0 điểm (nói đúng hàm ý của mỗi câu cho 0,5 điểm).

Câu 2: (2,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng

Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải thể hiện rõ vai trò quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Cụ thể đảm bảo các ý cơ bản

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây