Bài số 1 - Viết bài văn số 1 lớp 10 đề 2
Trong xã hội cũ, số phận của người phụ nữ luôn gặp bất hạnh, không có nhiều những cuộc đời nữ nhi được như mong muốn mà luôn bị chà đạp, bị đối xử bất công. Nhìn thấy sự bất công ở đời, nhiều tác phẩm ra đời bênh vực và đòi quyền sống cho người phụ nữ, mà một trong nhưng tác phẩm mở đầu là những truyện ngắn trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, mà tiêu biểu là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc về thân phận người phụ nữ, chế độ nam quyền và ước mơ thay đổi.
Ngay từ mở đầu câu chuyện, ta đã bắt gặp một người con gái “thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”, cứ ngỡ cuộc đời sẽ dành cho cô những trái ngọt nhưng số phận của cô cũng rơi vào thân phận giống như tất thẩy mọi người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Đầu tiên là một cuộc hôn nhân sắp đặt với bóng dáng kim tiền, đây là một cuộc hôn nhân báo trước sự không mấy hạnh phúc. Quả vậy, chồng nàng là một người ít học, tính nóng nảy lại hay ghen, cuộc sống vợ chồng quả không dễ chịu nếu nàng không chịu nhúng nhường. Không bao lâu, gia đình nàng rơi vào bi kịch thời đại, đó là chịu ảnh hưởng của chiến tranh, chồng nàng ra trận, nàng phải ở nhà một mình tự gánh vác mọi chuyện, từ việc sinh con đến mẹ chồng ốm đau, qua đời. Mọi việc nàng làm chu đáo đến mức không có gì phải chê. Sau ba năm, chồng nàng đi lính về, tưởng rằng nàng sẽ được đền đáp xứng đáng nhưng lại bị chồng hiểu lầm mà đuổi đi một cách không thương tiếc. Vì không sao giải được nỗi oan lăng loàn, nàng lấy cái chết để chứng minh trong sạch, tự trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Cuộc đời nàng quả là bất hạnh. Từ đâu đến cuối, ta có thể nhìn ra nàng không làm sai bất cứ một chuyện gì mà còn lo chu đáo tất thẩy mọi việc, là một người vợ đảm đang đáng mơ ước, nhưng nàng lại không được đền đáp một cách xứng đáng với những điều mà nàng bỏ ra. Điều này khiến ta đau xót thay cho số phận chung của kiếp má hồng ở xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ không có tiếng nói, không thể được bênh vực và đứng lên tự bênh vực mình. Họ bị coi thường, bị rẻ núng, không được đối xử công bằng và mang nhiều nỗi oan không thể giải, ai trong số họ cũng đều là những con người lương thiện, đảm đang, xứng đáng, nhưng cuộc đời không vì thế mà đối cử lương thiện với họ.
Nếu nói về nguyên nhân đã đẩy Vũ Nương vào tấn bi kịch, ta nghĩ đến chi tiết chiếc bóng. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết này chỉ xuất hiện duy nhất một lần khi Vũ Nương đã trẫm mình chứ không xuất hiện nhiều như trong cổ tích “Vợ chàng Trương”, sáng tạo này không chỉ có ý nghĩa tạo bất ngờ cho câu chuyện mà còn tạo hiệu quả cho chiếc bóng là chi tiết thắt nút và mở nút của câu chuyện. Chính chiếc bóng đẩy Vũ Nương đến cái chết nhưng chỉ có nó mới giải được nỗi oan cho nàng. Chiếc bóng ấy là bóng của nàng, hằng đêm khi thắp đèn, bóng đen ấy xuất hiện trên tường và nàng bảo con đó là cha. Chi tiết này tố cáo rất nhiều hiện thực. Trong nhà, chỉ còn lại Vũ Nương- một người phụ nữ yếu đuối với đứa con nhỏ, đó là hậu quả của chiến tranh vô nghĩa, tàn khốc, thiếu bóng những người đàn ông, chiếc bóng còn là đại diện cho chế độ nam quyền vô tình, vô nghĩa, đẩy người phụ nữ vào cùng cực, bất công. Đây là một chi tiết hay và mang nhiều ý nghĩa thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, là “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Sáng tạo của Nguyễn Dữ không dừng lại ở đó, những chuyện ở dưới thủy cung đều do ông sáo tạo nhưng những yếu tố kì ảo ấy mang những ý nghĩa nhất định. Đó không chỉ là sự kết hợp lịch sử khéo léo mà còn là sự không nỡ cho một tâm hồn cao đẹp như Vũ Nương phải chôn vùi nơi địa ngục, nàng xứng đáng là một tiên nữ, kể cả sau khi trẫm mình, nàng vẫn được là tiên nữ chốn thủy cung. Điều này còn là sự khẳng định vẻ đẹp vĩnh cửu của người phụ nữ dù bị vùi dập, họ chết về thể xác nhưng vẻ đjep thì luôn được lưu giữ ở chốn thần tiên, nhất là sự nhớ mong quê nhà của Vũ Nương ở dưới thủy cung càng tôn lên vẻ đẹp thủy chung son sắt ở nàng. Đặc biệt là chi tiết nàng trở về trong ngày lập đàn nhưng chỉ nói một câu rồi biến mất trong sương khói, khi mà những yếu tố kì ảo làm giảm nhẹ bị kịch đi bao nhiêu thì cái kết này lại tô đậm bi kịch này bấy nhiêu. Sự thật là nàng đã ra đi và quá khứ không thể thay đổi, nàng không thể quay lại được nữa.
Câu chuyện đã để lại cho người đọc biết bao nhiêu ám ảnh về nỗi bất hạnh của một người con gái đứa hạnh. Từ đó nổi lên tình thương yêu với thân phận người phụ nữ phong kiên cũng như sự căm ghét đối với chế độ nam quyền và hủ tục hà khắc phong kiến.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn