Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Tp. Đà Nẵng năm 2015-2016

Thứ ba - 30/07/2019 05:16
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Tp. Đà Nẵng năm 2015-2016

Câu I(2.0 điểm)

Tôi yêu ánh nng chiều tà trải màu vàng tải trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên trinúi (1).  Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang v con rạch nhỏ  clở chy qua bến Miễu, cát vàng xâm xnước.(2) Tôi yêu màu đá xám đen, tm phên xác xơ che nắng cho người đập đá (3)

                                                                  (Theo Tn văn Mai Văn Tạo, Ngữ văn 7, tập 1)

 

  • Tìm các từ láy có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)

 

  • Xác định chủ ngữ của câu (1) trong đoạn trích. Cho biết đố là câu đơn hay câu ghép ? (0,5 điểm)

 

      c. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn trích và cho biết đó là phép liên kết gì ?  (0,5 điểm)

 

Câu 2. (3,0 điếm)

Tr em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sng đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh m hơn.

           (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Ngữ văn  9, tập 1 )

 

Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

 

Сâu 3(5,0 điểm)

Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong hai đoạn trích sau :

Ta làm con chim hót                                          - Người đồng mình t sơ da tht

Ta làm một cành hoa                                             Chng my ai nh bé  đâu con

Ta nhập  vào hỏa ca                                             Nguời đng mình tự đục đá kê cao quê hương

Một nốt trầm xao xuyến.                                       Còn quê hương thì làm phong tục

                                                                           Con ơi tuy thô sơ da thịt

Một mùa xuân nho nhỏ                                            Lên đường

Lặng lẽ dâng cho đời                                             Không bao giờ nhỏ bé được

Dù là tuổi hai mươi                                               Nghe con.

 Dù là khi tóc bạc.                                      

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ,                                                       (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, lặp 2)

                Ngữ văn 9, tập 2)

 

                                                                             -Hết-

 


Đáp án đề thi

Câu 1 (2,0 điểm)

a)       (1,0 điểm) Các từ láy có trong đoạn trích trên:  nghiêng nghiêng, trăn trở, xâm xấp, xác xơ 

b)      (0,5 điểm)

- Chủ ngữ của câu (1) trong đoạn trích: Tôi

- Đó là câu đơn.

c)   (0,5 điểm)

- Các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn trích: “Tôi”, “Tôi yêu”

- Đó là phép liên kết: Phép lặp

Câu 2 (3,0 điểm)

1.       Giải thích:

-           Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn:  là những trẻ em có số phận éo le, bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, không được may mắn như bao người khác.  

2.       Phân tích, chứng minh:

-           Ngày nay đất nước tiến bộ, xã hội phát triển, cuộc sống người dân được ấm no nhưng đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh:

+ Trẻ em khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi, không được chăm sóc

+ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải bươn chải kiếm sống dù còn rất nhỏ tuổi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thậm chí, các em có thể là nạn nhân của nạn bạo hành, bị lợi dụng, bị xâm hại thân thể,…

è Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà chúng ta cần phải giải quyết.

- Trước những hoàn cảnh đó rất nhiều người đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với các em:

+ Nhận nuôi trẻ em mồ côi không nơi nương tựa

+ Quyên góp quần áo, sách vở, tiền

+ Lập nhiều trại trẻ mồ côi, làng trẻ em SOS

è Đó là thái độ tích cực, là những hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của mỗi cá nhân và toàn xã hội đối với những trẻ em bất hạnh.

-           Trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoàn toàn xứng đáng được đối xử như vậy vì đó là quyền trẻ em, là nghĩa vụ của những người lớn, hơn nữa các em lại là những mảnh đời éo le, bất hạnh.

3.       Bình luận, mở rộng:

-           Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với truyền thống nhân đạo, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.

-           Phê phán những con người có thái độ kì thị, thờ ơ, vô cảm trước những số phận bất hạnh, sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình.

-           Rút ra bài học cho bản thân: Cần quan tâm, yêu thương những trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng những việc làm thiết thực, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ kém may mắn.

Câu 3 (5,0 điểm)

  • I.        Khái quát:

-            Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh.

-           Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc. “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương.

-           Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.

II. Phân tích:

1.       Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”

- Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé, nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân.

-           Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời.

->  Những ước muốn tưởng như giản dị lại có một ý nghĩa lớn lao: phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự dâng hiến khiêm nhường, giản dị. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.

- Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà  âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.

-> Ước nguyện tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa.

2.       Đoạn thơ trong bài “Nói với con”

-       Người cha muốn con yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Họ mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn:

+ Nghệ thuật đối lập giữa bên ngoài : “thô sơ da thịt" và bên trong không hề nhỏ bé về tâm hồn -> người đồng mình có ý chí tự làm chủ cuộc sống của mình.

+ Sự liên tưởng phong phú sáng tạo “tự đục đá kê cao quê hương " -> người đồng mình là những con người lao động cần cù, có nghị lực, niềm tin, mà tầm vóc, nỗi buồn, chí hướng của họ là cái cao, xa chiều kích của trái đất. Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần. 
- Lời nhắc nhở đối với con:
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường
Ko bao giờ được nhỏ bé 
Nghe con ".

Cho con thấy tình yêu thương, niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha. Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình, người cha muốn con cảm thương với những khó khăn, vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương.

-> Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.

3. Nét tương đồng và khác biệt:

* Nét tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời.

* Khác biệt:

-  Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả.

- Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

III. Đánh giá:
- Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ.

-  Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây