Nguyễn Công Hoan sinh năm 1903, tại Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình Nho học, mất năm 1977 tại Hà Nội.
Nguyễn Công Hoan viết văn từ năm 17 tuổi, năm 20 tuổi xuất bản tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan, và năm 32 tuổi (1935), nổi tiếng với tập truyện ngắn Kép Tư Bền.
Trước cách mạng tháng Tám ông làm nghề dạy học thường bị Pháp theo dõi phải đổi trường nhiều lần. Sau cách mạng tháng Tám ông hăng hái tham gia kháng chiến, trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ: Chủ bút báo Vệ quốc quân, Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam... Nguyễn Công Hoan đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, 1996).
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan khá đồ sộ với hàng trăm truyện ngắn và nhiều tiểu. Các tác phẩm của ông đã được tái bản nhiều lần và hiện được chọn lại trong bộ Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nhà xuất bản Văn học, 1983 - 1986).
Những ngày đáng nhớ của nhà văn Nguyễn Công Hoan tại 66 Thợ Nhuộm
Suốt 12 năm (từ năm 1964 - 1976), nhà văn Nguyễn Công Hoan cùng vợ là cụ Vũ Thị Yến đã về sống với con cháu và sáng tác trong một căn phòng vỏn vẹn 30m2 trong ngôi nhà 66 phố Thợ Nhuộm nay là trụ sở Báo CAND.
Xem tiếp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn