Trong xu thế phát triển GD - ĐT của cộng đồng hiện nay ngày càng đa dạng và có sự biến đổi, để hòa nhập vào xu thế chung đó những năm qua môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung đã có cách nhìn mới. Với việc đưa SGK mới thay đổi một số nội dung và hình thức trình bày vào giảng dạy từ năm học 2002 - 2003 đại trà trên toàn quốc là sự tất yếu của xu thế đó. Các môn học đều được đổi mới đồng bộ dựa trên cơ sở SGK cũ nhưng thêm hệ thống kênh hình và bớt hệ thống kênh chữ để học sinh làm việc, khai thác kiến thức một cách tốt hơn. Thực tế hiện nay qua năm 2006- 2007 với cuộc vận động “ Hai không...” với hai nội dung và năm học 2007- 2008 này Bộ GD và ĐT thực hiện cuộc vận động “Hai không...” Với 4 nội dung : Chống bệnh thành tích trong giáo dục, gian lận trong thi cử, ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo.... với việc đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học...
Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những người năng động sáng tạo, tiếp thu những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại , biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Cùng với việc đổi mới chương trình đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong bậc THCS nói chung và môn Địa lí nói riêng là hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi phát hiện kiến thức phát triển năng lực tư duy, sáng tạo đồng thời là cơ sở hoạt động của giáo viên .
Với những yêu cầu bức thiết đó nên môn Địa lí đã tìm được một hướng đi thích hợp để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thực tế hiện nay đa số các em còn học vẹt theo những gì giáo viên trình bày ở bảng, chưa biết liên hệ thực tế và mối quan hệ nhân quả. Có nhiều kiến thức giáo viên cần uốn nắn và rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản về những mối liên hệ đó.
Thông qua việc giảng dạy thực tế tôi thấy sự cần thiết là hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học trong giờ lên lớp là không thể thiếu được, nhất là bộ môn địa lí, nó có tác dụng hình thành kĩ năng cho học sinh, để có một giờ học tốt, năng động, góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý . Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Thực hiện mối liên hệ nhân- quả giữa các đối tượng địa lí..”. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý nói chung và phần địa lí tự nhiên và mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học. Biết liên hệ những điều đã học vào vận dụng trong thực tế, giải thích các hiện tượng, đặc điểm địa lí liên quan.
Tải về