Đề thi
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:
“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!”.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, tr.48-49)
Câu 1: (0,5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Câu 2: (0,5 điểm)
Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
Câu 3: (0,5 điểm)
Chỉ ra 02 phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.
Câu 4: (1,0 điểm)
Theo em, qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta điều gì?
(Học sinh trả lời không quá 5 dòng).
II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng:
“[…] khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – […] quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.28)
Từ ý nghĩa của những lời nói trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), bàn về một thói quen tốt đẹp mà mỗi học sinh cần có trong hành trang của mình.
Câu 2: (4,0 điểm)
2.1 Ghi lại theo trí nhớ khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và khổ thơ đầu bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
2.2 Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ vừa ghi.
***
I. Phần Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là phương thức nghị luận.
Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn thứ hai trong ngữ liệu thuộc kiểu câu ghép. Vì có nhiều hơn 2 cụm C – V và không bao chứa nhau:
Chúng ta (C) gặp nhau qua YM, tin nhắn (V), chúng ta (C) đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày (V), chúng ta (C) những tưởng đã hiểu hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời (V).
Câu 3: 2 phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu là:
- Phép lặp
- Phép liệt kê
Câu 4: Qua ngữ liệu trên, nhà văn muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng con người hãy quan tâm, gần gũi với nhau hơn, không nên quá lạm dụng và ỷ lại công nghệ, hãy giao tiếp, nói và chia sẻ với nhau để hiểu nhau nhiều hơn. (Học sinh dựa vào ý chính này để tự triển khai theo ý hiểu).
II. Phần Tập làm văn
Câu 1:
Các em có thể lựa chọn một thói quen tốt đẹp bất kì nào cần có của một học sinh để nghị luận. (Giữ gìn vệ sinh trường lớp, đọc sách, giúp đỡ bạn bè, lễ phép với cha mẹ và thầy cô giáo, ...)
* Tham khảo dàn ý về thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp:
1. Mở bài:
- Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
- Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng.
2. Thân bài:
a) Giữ gìn vệ sinh trường lớp là gì?
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại,…
b) Vì sao phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp?
– Trường học, lớp học là nơi học sinh học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập trung nhiều học sinh nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, chất thải do thức ăn và đồ đựng thức ăn của học sinh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông học sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập.
– Vì đây là không gian chung nên cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt. Mỗi hành vi xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định đều đáng bị phê bình, khiển trách.
– Giữ gìn vệ sinh trường học lớp học tạo nên không gian học tập trong lành, an toàn và đẹp đẽ. Một trường học tươi xanh, một lớp học sạch sẽ giúp cho việc học tập diễn ra thoải mái, hiệu quả; sức khỏe học sinh được bảo vệ và tăng cường, hình thành ý thức vệ sinh tốt đẹp cho mỗi học sinh.
– Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Mỗi học sinh phải thể hiện trách nhiệm trước tập thể. Đầu tiên là biết tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp. Hành động này phải xuất phát từ ý thức tự giác, trách nhiệm xây dựng tập thể của học sinh.
– Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.
c) Giữ gìn vệ sinh trường lớp như thế nào?
– Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học, lớp học. Cũng không mang thức ăn lên lớp, không làm đổ nước ra sàn.
– Không vứt rác, xả rác bừa bãi. Phải tập thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Không làm rơi vãi hay vứt thức ăn xuống đất.
– Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học. Khi bước vào giờ học không mang theo bịch, túi hay các loại nước uống có màu, có đường bởi nó dễ làm bẩn lớp học. Hết giờ học phải dọn vệ sinh học bàn. Không được bỏ rác xuống sàn lớp, học bàn hay các góc phòng học. Bàn ghế phải được sắp xếp ngay ngắn.
- Hãy tập thói quen thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng rác để không gian thêm sạch sẽ. Không e ngại hay xấu hổ khi nhặt rác. Đó là một hành động tốt đẹp, cần phải tuyên dương, ca ngợi.
– Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Tuyên truyền, cổ động, phổ biến ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ trong tập thể và trong cả cộng đồng. Tuyên dương, ca ngợi và khen thưởng những học sinh gương mẫu; nhắc nhở, phê bình, khiển trách những học sinh có ý thức vệ sinh kém.
d) Bài học nhận thức và hành động
– Phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học.
– Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
3. Kết bài:
- Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.
Tham khảo
Đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Toán, Văn, Anh cả nước có lời giải
Câu 2:
2.1 Ghi lại khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và khổ thơ đầu bài thơ Sang thu(Hữu Thỉnh):
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
(Sang Thu, Hữu Thỉnh)
2.2 Viết văn trình bày cảm nhận về 2 khổ thơ ở câu 2.1
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn