Đề bài:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
(1). Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiện hình thành, phát triển nhân cách con người.
(2). Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Con người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn la sitơi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
(Trích Vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ - Nguyễn Thị Kim Hồng, Hội Liên hiệp phụ nữ Đà Nẵng)
Câu 1. Ở đoạn văn (2) trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Ở đoạn văn (1) tác giả sử dụng phép liên kết gi? Chỉ rõ phép liên kết đó. (1,0 điểm)
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng gia đình là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người?(1,0 điểm)
Câu 4. Theo em, cần làm gì để gia đình mới là tổ ấm của mỗi chúng ta? (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về gia đình (không trùng với nội dung tác giả đã viết).
Câu 2 (3,0 điểm)
Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng:
Bài thơ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân tình, thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.
Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống gợi ra từ tác phẩm.
Văn bản: ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chỉ người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 155)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn