Câu 1: (1,0 điểm)
1. Xác định khởi ngữ trong câu sau:
Hiểu, thì tôi hiểu bài này rồi, nhưng giải, thì tôi chưa giải được.
2. Em hãy viết lại câu sau đây bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ:
Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi:
Phiên âm Hán – Việt:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.
(Ngữ văn 8, tập hai, trang 37, NXB Giáo dục, năm 2008)
a. Bài thơ trên của ai?
b. Bài thơ được trích từ tập thơ nào?
c. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
d. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung cơ bản nhất của thi phẩm trong một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng).
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
(Ngữ văn 9, tập một, trang 202, NXB Giáo dục, năm 2005)
Qua đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên, Từ đó hãy trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử.
—–Hết—–
Câu |
Ý |
Nội dung |
I |
|
Đọc – hiểu: |
1 |
|
|
|
a |
Khởi ngữ trong câu sau: “Hiểu”, “giải”. |
|
b |
Viết lại câu bằng cách chuyển phần được gạch chân thành khởi ngữ: Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. |
2 |
|
Đọc văn bản trả lời các câu hỏi: |
|
a |
Bài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
|
b |
Bài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”. |
|
c |
Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. |
|
d |
Về hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ. Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau: – Giá trị nghệ thuật: + Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt. + Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại. – Giá trị nội dung: + Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. + Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh. |
II |
|
Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. |
|
I |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: |
|
|
– Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. – “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc. – Trích dẫn ý kiến “Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.” |
|
II |
Phân tích: |
|
1 |
Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí: |
|
|
– Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại. – Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí: + Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá! Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ. + Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha. – Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. |
|
2 |
Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh: |
|
|
Tình cảm cha con được thể hiện qua cả 2 nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông. |
|
a |
Nhân vật bé Thu: |
|
|
– Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu… – Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”,“hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”… – Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”. |
|
b |
Nhân vật ông Sáu: |
|
|
* Người cha những ngày ở nhà: – Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má anh đỏ ửng lên, giần giật; giọng run run. – Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy. – Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con: gắp trứng cá cho con. – Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt. – Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc. * Người cha ở chiến khu: – Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”. – Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông ttrong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt. – Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. |
|
3 |
Suy nghĩ về tình phụ tử: |
|
|
– Tình phụ tử được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau. – Dù ở hoàn cảnh nào, gặp khó khăn nào tình phụ tử cũng không thể bị chia cắt. – Tình phụ tử là nguồn động lực to lớn để con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. -> Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng trân trọng. |
|
III |
Đánh giá: |
|
|
– Tình cha con đã được thể hiện cảm động và sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ở nhiều cung bậc khác nhau. Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng vừa tinh tế vừa giản dị, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và sự am hiểu tâm lí con người. Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh. – Khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. |
============== HẾT =============
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn