Đáp án Ngữ văn thi vào lớp 10 tỉnh Quảng Nam năm 2019-2020

Chủ nhật - 12/01/2020 05:46
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Quảng Nam giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo:

Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Quảng Nam

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Quảng Nam gồm 3 câu hỏi. Thời gian làm bài là 120 phút.

Chi tiết đề thi như sau:

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(...) Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. 

(Kim Lân - Làng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 162,163)

a. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong mỗi câu sau:

- Ô, sao mà độ ấy vui thế.

- Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm.

b. Nêu ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của đoạn trích. 

Câu 2. (3.0 điểm)

Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn giải thích câu ngạn ngữ:

Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”(Ngạn ngữ Hy Lạp) 

Câu 3. (5.0 điểm)

ĐỒNG CHÍ 

                                                             Quê hương anh nước mặn, đồng chua

                                                             Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

                                                             Anh với tôi đôi người xa lạ. 
 
                                                             Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 

                                                             Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 

                                                             Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 

                                                             Đồng chí! 

                                                             Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 

                                                             Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay 

                                                             Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 

                                                             Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 

                                                             Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 

                                                             Áo anh rách vai 

                                                             Quần tôi có vài mảnh vá

                                                             Miệng cười buốt giá 

                                                             Chân không giày 

                                                             Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 

                                                             Đêm nay rừng hoang sương muối 

                                                             Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 

                                                             Đầu súng trăng treo.

1948

(Chính Hữu – Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ trên.

- Hết -

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Quảng Nam

Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 2019 Quảng Nam được biên soạn mang mục đích tham khảo:

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(...) Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. 

(Kim Lân - Làng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 162,163)

a.

- Ồ, sao mà độ ấy vui thế. => Thành phần biệt lập cảm thán: Ồ

- Những đường hầm bí mật chắc còn lả khướt lắm. =>Thành phần biệt lập: Tình thái: chắc còn là khướt lắm

b. Nội dung của đoạn trích: Là dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão khi ông nghĩ về cái làng của ông: nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em; cũng hát hỏng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày; muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, …; nhớ làng, nhớ cái làng quá.

Ý nghĩa: Thể hiện cái tình yêu làng của nhân vật ông Hai.

Câu 2. (3.0 điểm)

Dàn ý tham khảo:

1.Mở bài:

- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng ko mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, nghiên cứu...

- Ngạn ngữ:"..."

2. Thân bài:

a) ý nghĩa của câu NN

- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.

- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )

- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)

- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.

b) Khẳng định chân lí của câu ngạn ngữ

- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của

mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tư duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.

- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản

- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)

- Lấy thêm dẫn chứng

c) Mở rộng và nâng cao:

- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...

- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....

- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...

3. Kết bài:

- Ai cũng muốn hái quả ngọt trên cây học vấn nhưng nó chỉ dành cho những ai chấp nhận được những chùm rễ cay đắng.

- thế hệ trẻ sau này phait tự trang bị cho mình tinh thần ko sợ khó, không sợ khổ thì mới có thể thành công

Câu 3. (5.0 điểm)

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm Đồng chí và tác giả Chính Hữu

- Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của người lính cụ Hồ.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích

2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

    + Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

    + Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

    + Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

    + Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

    + Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

    + Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

    + Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.

3. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình đồng chí.

- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

III. Kết bài

- Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc

- Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây