Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên 2019 của tỉnh Quảng Ngãi gồm 2 câu hỏi. Thời gian làm bài là 150 phút. Kiến thức chủ yếu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 9.
Chi tiết đề thi như sau:
Câu 1. (3,0 điểm)
“Con người ta luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống nhưng không dễ gì phân biệt được ranh giới giữa khát vọng và tham vọng” (“Đầy vơi” – Hà Nhân, báo Hoa học trò).
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về khát vọng và tham vọng.
Câu 2. (7,0 điểm)
Nhà phê bình người Nga Bêlinxki viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan..." (Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 1993, tr. 62).
Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ ý kiến ấy bằng việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.43-48).
Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 chuyên năm 2019 Quảng Ngãi được biên soạn mang mục đích tham khảo:
Câu 1:
Dàn ý chi tiết:
I. Mở bài
- Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề:
Ví dụ: Những ước mơ và mong muốn của con người là điều cần có và nó thể hiện tầm vóc của con người trong cuộc sống. Nhắc đến ước vọng của con người, người ta thường hay nhắc đến hai từ "khát vọng" và "tham vọng". Vậy "khát vọng" và "tham vọng" giống và khác nhau thế nào, chúng mang lại điều gì cho cuộc sống và chúng ta nên làm gì để thành công từ đó?
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của hai từ "khát vọng" và "tham vọng"
- “Khát vọng” là những mong muốn của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.
- “Tham vọng” là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của bản thân, chưa có cơ sở để đạt được. Tham vọng thường gắn với sự ích kỷ, tính toán, mưu đồ dục vọng cá nhân, đặt lợi ích của bản thân cao hơn lợi ích của cộng đồng, bất chấp mọi cách để chiếm đoạt được.
- Trong cuộc sống, mỗi con người đều mang trong mình những “khát vọng” hoặc “tham vọng” hướng tới những điều lớn lao hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, “khát vọng” và “tham vọng” có những điểm khác nhau, con người thực hiện chúng vì những lý do, lợi ích khác nhau và kết quả mang lại càng không thể giống nhau. Hiểu rõ về “khát vọng” và “tham vọng”, con người mới làm chủ được bản thân và đạt được những điều mình mong ước.
2. Phân tích, bàn bạc
- Khát vọng và tham vọng có những điểm chung:
+ Thứ nhất, cả khát vọng và tham vọng đều là những hiện tượng tâm lý của con người.
+ Thứ hai, chúng đều là những động lực làm nên sức mạnh để con người hành động. Cả khát vọng và tham vọng đều là yếu tố có khả năng thúc đẩy, kích thích, giúp cuộc sống của con người thay đổi và phát triển.
- Khát vọng và tham vọng cũng có những điểm khác nhau và chính những điểm khác nhau ấy đã đặt con người trước yêu cầu cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với bản thân.
+ Đối với khát vọng:
+ Đối với tham vọng
- Chú ý: Ở mỗi luận điểm cần lựa chọn và nêu các dẫn chứng thực tế, thuyết phục.
3. Mở rộng vấn đề
- Phê phán những hiện tượng tiêu cực liên quan đến khát vọng và tham vọng trong cuộc sống:
- Trong thực tế cuộc sống, nhiều người sống không có khát vọng, song lại có không ít kẻ bị tham vọng làm cho mờ mắt.
- Sống thiếu khát vọng sẽ dẫn đến sống nhàn nhạt, vô nghĩa, cuộc sống thụ động, không có được thành quả tốt.
- Ngược lại, bị tham vọng làm cho mù quáng, con người cũng dễ rơi vào con đường tội lỗi, có những hành động trái luật pháp và đạo đức.
- Thiếu khát vọng hay quá nhiều tham vọng đều khiến con người không thể vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
III. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Khát vọng là điều cần có ở mỗi người. Cần nhận thức bản thân để xây đắp những khát vọng chính đáng. Ngược lại, tham vọng cần được tiết chế, con người không nên kết bạn với tham vọng.
Liên hệ bản thân: Từ khát vọng muôn thuở của con người là khát vọng yêu thương, khát vọng hòa bình, khát vọng hạnh phúc..., người viết tự nhin nhận lại bản thân để xác định cần có khát vọng như thế nào sao cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa.
Câu 2.
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài:
- Tác phẩm lớn là gì? Bốn mươi triệu dân của đất nước Tây Ban Nha được nhân loại biết đến và kính trọng bằng một lão gàn vĩ đại vì mang trên mình tính ảo tưởng muôn đời của toàn thể nhân loại. Và gắn với một tỉ người của đất nước Trung Hoa được nhân loại thấu hiểu sâu sắc bằng một anh chàng nông dân A.Q. Cả Đông Ki sốt lẫn A.Q chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc, mà làm đẹp cho cả hai đất nước này (Nguyễn Minh Châu). Đã bao thời đại đi qua, văn học luôn tồn tại một câu hỏi lớn: thế nào là một tác phẩm nghệ thuật chân chính thực sự? Bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính, Biê-lin-xki cho rằng:
- "Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được."
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Tác phẩm nghệ thuật thực sự có tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, thực tế. Tất cả phải gắn liền với thực tế đời thường và xuất phát từ chất liệu hiện thực, không là "ánh trăng lừa dối". Và dĩ nhiên, phải phản ánh một cách chính xác, tự nhiên, vừa phải mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Grandi từng nói: Không có nghệ thuật nào là không hiện thực. Cuộc sống vốn là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của văn chương nghệ thuật. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn bó chặt chẽ với hiện thực cuộc sống và bắt rễ hút nhựa sống từ nguồn sống dồi dào đó.
- Chính những yếu tố giản dị và chân thực ấy sẽ khiến cho độc giả phải sửng sốt, suy ngẫm, tin tưởng và "Tất cả những gì được kể trong đó diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được". Tác phẩm khi ấy sẽ không còn là những con chữ ở trên trang giấy nữa, mà nó sẽ sống, mang sức sống nội tại, ngay chính trong tâm hồn của người đọc.
+ Tác phẩm nghệ thuật sẽ trở thành chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng gào thét của nỗi đau khổ hay lời ca của nỗi vui mừng, nếu nó không phải là một câu hỏi hoặc là sự trả lời câu hỏi đó. (Bê-lin-xki)
- Tính chân thực, tự nhiên, đúng đắn làm cho tác phẩm thực sự trở nên sống động, có hồn. Những diễn biến, tình tiết qua ngồi bút của người nghệ sĩ sẽ biến câu chuyện diễn ra theo một mạch ngầm tự nhiên, lôi cuốn như chính đời thực đang diễn ra trong tâm tưởng độc giả.
+ Đâu phải lỗi tại tôi nếu sự thực tự nó nói lên và nói lên to như thế. (Ban-dắc)
+ Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ luôn đẹp, đó là sự thật. (Lep Tôn xtôi)
b. Chứng minh qua phân tích nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương)
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
c. Bình luận:
- Tạo nên chất hiện thực cao độ cho tác phẩm, nhà văn đã thành công khi xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Điển hình càng sinh động, giá trị phản ánh hiện thực càng cao độ, càng sâu sắc.
- Nhà văn không bê nguyên si cuộc sống vào trang viết một cách khô cứng, mà là, qua ngồi bút nghệ thuật sắc sảo dưới cái nhìn mơi mẻ, tinh tế, "khơi những nguồn chưa ai khơi".
- Tác phẩm phải mang giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc mới đủ sức sống lâu dài, chiếm được niềm tin và sống mãi trong lòng độc giả.
- Đi đến tận cùng của sự giản dị, người ta sẽ thấy được sự thâm thúy sâu xa, đi đến tận cùng của những điều lớn lao, người ta mới ngỡ ngàng vì sự chân thực và gần gũi của nó.
- Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ? (Phạm Văn Đồng)
3. Kết bài:
- Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. (Gớt)
- Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn