Câu 1: Công dân sử dụng quyền khiếu nại trong những trường hợp nào dưới đây?
A. Chứng kiến người hàng xóm đánh đập người giúp việc |
B. Phát hiện hàng xóm làm hàng giả, hàng quốc cấm |
C. Phát hiện một nhóm người tiêu thụ hàng trộm cắp |
D. Bị cảnh sát giao thông yêu cầu nộp phạt trái với quy định của pháp luật |
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây khiến con người mắc vào các tệ nạn xã hội?
A. Vui chơi lành mạnh |
B. Ham chơi, đua đòi |
C. Tự chủ bản thân |
D. Lao động chăm chỉ |
Câu 3: Nguy hiểm nhất là tệ nạn xã hội nào sau đây?
A. Ma túy, đua xe, gian lận thi cử |
B. Ma túy, buôn bán trẻ em, gian lận thi cử |
C. Ma túy, mại dâm, cờ bạc |
D. Mại dâm, gian lận thi cử, đua xe |
Câu 4: Để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?
A. Lao động chăm chỉ |
B. Học tập vì ngày mai lập nghiệp |
C. Vui chơi lành mạnh |
D. Mại dâm |
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
A. Lấy đất trồng cây |
B. Giữ gìn vệ sinh công cộng, không hái hoa bẻ cành |
C. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để giữ xe máy |
D. Ném vỡ đèn giao thông |
Câu 6: Để phòng chống tệ nạn xã hội, công dân cần làm gì?
A. Sống xa hoa |
B. Sống lành mạnh |
C. Sống cầu kì, kiểu cách |
D. Sống lãng phí |
Câu 7: Chị Mai mua một chiếc SH để đi. Thỉnh thoảng em trai chị Mai có mượn chiếc xe đó để đi chợ trong làng. Em trai chị Mai có quyền gì đối với chiếc xe SH đó?
A. Bán lấy tiền |
B. Đem tặng cho người khác |
C. Sử dụng xe để đi |
D. Đem xe đi cầm cố |
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây không phải là tài sản của Nhà nước?
A. Tài nguyên khoáng sản |
B. Nguồn lợi ở vùng biển |
C. Tư liệu sản xuất |
D. Đất đai, rừng núi, sông hồ |
Câu 9: Tai nại do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khác không phải là do:
A. Cố tình gây tội ác |
B. Tò mò, thiếu hiểu biết |
C. Nhà nước ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy |
D. Tham lam bất chấp nguy hiểm |
Câu 10: Câu14: Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào dưới đây?
A. Tư liệu sinh hoạt |
B. Thu nhập hợp pháp |
C. Của cải để dành |
D. Tài nguyên khoáng sản |
Câu 11: Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm mấy quyền nhỏ?
Câu 12: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Trẻ em đi học |
B. Trẻ em tham gia biểu diễn văn nghệ |
C. Trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích |
D. Đưa trẻ đi tiêm phòng tại địa phương |
Câu 13: Theo quy định của luật pháp Việt Nam, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em không được làm gì?
A. Đi học |
B. Giúp đỡ cha mẹ |
C. Tham gia biểu diễn văn nghệ |
D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc |
Câu 14: Tai nại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại khác không phải là nguyên nhân của:
A. Tình trạng gia tăng dân số |
B. Thiệt hại đến tính mạng con người |
C. Hủy hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường |
D. Thiệt hại về tài sản của cá nhân, tập thể |
Câu 15: Anh Hùng phát hiện ra một cơ sở trông giữ ter em mầm non thường xuyên mua thực phẩm bẩn để chế biến đồ ăn cho trẻ con. Trong trường hợp này, anh Hùng cần thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tố cáo |
B. Quyền khiếu nại |
C. Quyền tự do kinh doanh |
D. Quyền học tập |
Câu 16: Nhận xét nào đúng nhất về căn bệnh HIV/AIDS?
A. Một căn bệnh vô cùng nguy hiểm |
B. Một căn bệnh ác tính |
C. Một căn bệnh nguy hiểm |
D. Là một căn bệnh dễ chữa |
Câu 17: Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần làm gì?
A. Xử lí tất cả những người xâm phạm |
B. Gửi xe ô tô vào trụ sở công an phường để tránh bị kẻ gian lấy trộm mất |
C. Làm hàng rào điện xung quanh nhà ở |
D. Làm thủ tục đăng kí những tài sản có giá trị |
Câu 18: Quyền sở hữu tài sản của công dân( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của:
A. Toàn dân |
B. Tập thể |
C. Mình |
D. Công dân |
Câu 19: Công dân có thể sở hữu tài sản nào sau đây?
A. Đất đai |
B. Tai nguyên nước |
C. Nhà ở |
D. Nguồn lợi ở vùng trời |
Câu 20: Tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm nhất?
A. Thuốc bổ phổi |
B. Thuốc lá |
C. Thuốc lá |
D. Ma túy |
Câu 21: Hiện tượng xã hội, bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với mọi mặt của đời sống xã hội gọi là gì?
A. Tệ nạn xã hội |
B. Tổ chức xã hội |
C. Quan hệ xã hội |
D. Bệnh xã hội |
Câu 22: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội, bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đối với:
A. Người bị bệnh tâm thần |
B. Mọi mặt của đời sống xã hội |
C. Người mắc bệnh tệ nạn xã hội |
D. Gia đình người mắc bệnh xã hội |
Câu 23: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình là nội dung của bài học nào sau đây?
A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại khác |
B. Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS |
C. Phòng, chống tệ nạn xã hội |
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình |
Câu 24: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội?
A. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội |
B. Trẻ em hút thuốc lá chỉ là vi phạm đạo đức. |
C. Tệ nạn xã hội bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật |
D. Chỉ cần tránh xa tệ nạn ma túy thì sẽ không mắc vào các tệ nạn xã hội |
Câu 25: Đối tượng nào sau đây bắt buộc phải đi cai nghiện?
A. Nghiện ma túy |
B. Nghiện rượu |
C. Nghiện thuốc lá |
D. Nghiện thuốc lào |
Câu 26: Trên đường đi học về, em nhìn thấy một nhóm bạn nam đang đá bình ga du lịch mi ni. Là người có ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ, em sẽ làm gì?
A. Chạy thật nhanh, tránh xa chỗ nguy hiểm đó |
B. Cảnh báo dừng ngay việc nguy hiểm đến tính mạng |
C. Mặc kệ các bạn vì không liên quan tới mình |
D. Chạy đến xem và cổ vũ tinh thần cho các bạn |
Câu 27: Trường hợp nào sau đâykhông đề cập đến tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe |
B. Ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội |
C. Ảnh hưởng đến tinh thần |
D. Ảnh hưởng đến đạo đức con người |
Câu 28: Tai nại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khác gây thiệt hại về:
A. Người và đất đai |
B. Người và kinh tế |
C. Người và của cải |
D. Người và tiền bạc |
Câu 29: HIV là tên một loại vi-rút:
A. lây truyền bệnh sốt xuất huyết |
B. Gây suy giảm miễn dịch ở người |
C. Gây ra căn bệnh lao phổi |
D. Lây truyền bệnh viêm gan B |
Câu 30: Chúng ta cần làm gì để không sa vào các tệ nạn xã hội?
A. Biết giữ mình |
B. Biết học hỏi mọi người xung quanh |
C. Biết quan tâm giúp đỡ mọi người |
D. Biết đầy đủ về HIV/AIDS |
Câu 31: Nhìn thấy một số bạn học sinh nam lớp 8B hút thuốc lá ở trong nhà vệ sinh trường học, em sẽ làm gì để tham gia phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Báo với thầy cô giáo, giám thị |
B. Xin các bạn cho hút thử |
C. Lờ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra |
D. Tránh xa các bạn để không gặp rắc rối |
Câu 32: Chúng ta cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội ở đâu?
A. Trong các tổ chức kinh tế xã hội và các tổ chức kinh tế |
B. Trong cơ quan hành chính nhà nước |
C. Trong nhà trường và địa phương |
D. Trong cơ quan nhà nước và địa phương |
Câu 33: Trường hợp nào sau đây nói về tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Suy thoái giống nòi |
B. Giữ vững an ninh trật tự |
C. Phát triển kinh tế xã hội |
D. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc |
Câu 34: HIV/AIDS không lây truyền qua con đường nào dưới đây?
A. Quan hệ tình dục |
B. Bắt tay người bị nhiễm HIV/AIDS |
C. Dùng chung bơm kim tiêm |
D. Mẹ truyền sang con. |
Câu 35: HIV/AIDS lây nhiễm qua con đường nào dưới đây?
A. Muỗi đốt |
B. Dùng chung nhà vệ sinh |
C. Ho, hắt hơi |
D. Dùng chung bơm kim tiêm |
Câu 36: Hành vi nào dưới đây vi phạm nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?
A. Dọn vệ sinh đường phố |
B. Làm vỡ các trụ nước cứu hỏa |
C. Trồng cây gây rừng |
D. Tiết kiệm điện nước |
Câu 37: Cho, bán, tặng, vứt bỏ tài sản là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Chiếm hữu |
B. Sử dụng |
C. Chiếm hữu tạm thời |
D. Định đoạt |
Câu 38: Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm căn bệnh nào sau đây?
A. Viêm họng |
B. Lao phổi |
C. HIV/AIDS |
D. Đau dạ dày |
Câu 39: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của HIV/AIDS?
A. Căn bệnh thế kỉ |
B. Gây suy thoái giống nòi |
C. Ảnh hưởng đến kinh tế đất nước |
D. Mẹ nhiễm HIV chắc chắn sẽ lây sang con |
Câu 40: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khác?
A. Đốt pháo vào các dịp lễ, tết gần đường điện cao thế |
B. Tuyên truyền người dân không đốt vàng mã ở dưới đường điện cao thế |
C. Buôn bán, kinh doanh ga theo quy định của pháp luật |
D. Không thả diều ở gần trạm biến áp |