ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG CHUYÊN NĂM 2020
Môn thi: Ngữ văn
(Dùng riêng cho thí sinh thi vào chuyên Ngữ văn)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (4 điểm)
- “Dù tôi không thể dành cả đời để đấu tranh vì người khác [...] nhưng tôi cũng thấy hạnh phúc khi làm được điều gì đó cho mọi người. Khi làm một việc gì đó cho người khác, tôi được họ trao tặng một nụ cười. Và khi nhìn thấy nụ cười ấy tôi cảm thấy thật hạnh phúc.” (Dẫn theo: Sasaki Fumio, Lối sống tối giản của người Nhật, Như Nữ dịch, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2018).
- “Tình người được nuôi dưỡng từ rất sớm trong mỗi con người, được dạy ở trường lớp, trong mọi cấp học. Vậy mà biểu hiện của sự vô cảm lại hiện hữu ngày một nhiều hơn.” (Theo Khắc Trường, Vô cảm: Thật đáng sợ, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/6/2019).
Từ vấn đề đặt ra trong hai đoạn văn bản trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về niềm hạnh phúc khi được trao tặng một nụ cười và biểu hiện của sự vô cảm ngày một nhiều trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (6 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri (Ngữ văn 8, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019), họa sĩ Bơ-men đã tạo ra “kiệt tác” cứu sống một con người. Ở Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, Tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2019), người họa sĩ trong lúc phác họa chân dung anh thanh niên đã nhận ra “sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời”.
Câu chuyện và những trăn trở của hai nhân vật họa sĩ trong các tác phẩm trên gợi cho em suy nghĩ gì về sức mạnh trong việc tạo ra những giá trị nhân văn cao đẹp và giới hạn trong việc phản ánh đời sống của văn chương - nghệ thuật ?
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn