Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm"
(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy (1,0 điểm)
Câu 2. Bài thơ có những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình THCS. Điểm giống nhau của hai bài thơ đỏ là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Câu thơ “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm" sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông điệp của đoạn thơ trên là gì ?(1,0 điểm).
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của minh về truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta.
Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!
(Trích Đồng chí, Chính Hữu)
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Câu 2. Bài thơ " Đồng chí "
Giống nhau :
- Đều viết về người lính trong thời kì kháng chiến với những tình cảm đồng đội cao đẹ-
- Đều đề cao tinh thần chiến đấu và phẩm chất dũng cảm, lạc quan của người lính trong bất cứ hoàn cảnh nào
- Đều lột tả những khó khăn,gian nan, vất vả, thiếu thốn vật chất mà người lính phải trải qua
- Đều chiến đấu vì mục đích baoe vệ nền độc lập dân tộc
Câu 3. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “lại đi”, điều này giúp cho người đọc cảm nhận được, hình dung được về một bầu trời xanh mát, xanh mãi, nơi đó hiện ra một cảnh tượng yên bình thoáng đãng, nhấn mạnh được bầu trời xanh đẹp và làm tăng sức biểu cảm của văn bản.)
Câu 4. Thông điệp của đoạn thơ trên:Tình đống chí, đồng đội gắn bó, keo sơn; họ lạc quan, tràn đầy hi vọng và tinh thần bất khuất của người lính láo xa trên tuyến đường Trường Sơn.
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Giới thiệu vấn đề: truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta
Gợi ý: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ mà ông bà ta để lại có một câu thể hiện nội dung là tình thương yêu giữa con người và con người với nhau. Câu tục ngữ ấy chính là: “Thương người như thể thương thân”
Bàn luận vấn đề
*Giải thích câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
- Cả câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
*Những biểu hiện
- Yêu thương người khác đặc biệt là những người còn gặp nhiều khó khăn luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..
- Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,...
- Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả.
- Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,… Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
Phản đề: vần còn đâu đó những kẻ ích kỉ, sống vô cảm, thờ ơ với mọi ngưòi xung quanh
Kết thúc vấn đề
- Qua câu tục ngữ, bản thân là học sinh, tôi đã rút ra cho mình nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
- Đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, thể hiện một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.
Câu 2 (4,0 điểm):
Nội dung chính của đoạn trích thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí
*Hai câu đầu:
– Hai câu thơ mở đầu bằng lối cấu trúc song hành, đối xứng như làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ. Họ như đang tâm sự cùng nhau.Giọng điệu tự nhiên, mộc mạc, đầy thân tình. “Quê anh” và “làng tôi” đều là những vùng đất nghèo, cằn cỗi, xác xơ, là nơi “ nước mặn đồng chua” – vùng đồng bằng ven biển, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá” – vùng đồi núi trung du.
– Tác giả đã mượn thành ngữ, tục ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của những người chiến sĩ. Điều ấy đã làm cho lời thơ mang đậm chất chân quê, dân dã đúng như con người vậy – những chàng trai dân cày chân đất, áo nâu lần đầu mặc áo lính lên đường ra trận! Như vậy, sự đồng cảnh, cùng chung giai cấp chính là cơ sở, là cái gốc hình thành nên tình đồng chí.
*5 câu thơ tiếp: Nói về quá trình hình thành tình đồng chí: Xa lạ -> Cùng chung mục đích -> Tri kỉ -> Đồng chí.
=> Ở đây, trong những câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ rất giản dị, nhưng rất chân xác: “bên”, “sát”,”chung”,”thành” đã thể hiện được sự gắn bó tha thiết của mối tình tri kỉ, của tình cảm đồng chí. Cái tấm chăn mỏng, hẹp mà ấm nóng tình đồng đội ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính không bao giờ quên.
– Dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo,một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, tạo nốt nhấn vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định đồng thời như một bản lề gắn kết đoạn thơ đầu với đoạn thơ sau. Sáu câu thơ đầu là cội nguồn, là cơ sở hình thành tình đồng chí; mười câu thơ tiếp theo là biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí. “Đồng chí” – ấy là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Hai tiếng “đồng chí” bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn