Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2014 của tỉnh Thái Bình

Thứ ba - 30/07/2019 04:38
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2014 của tỉnh Thái Bình

Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2014 của tỉnh Thái Bình

Câu 1: (3,0 điểm)

Trong bài thơ Nói với con (Y Phương), người cha đã dặn dò con:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Ngữ văn 9, Tập 2, Nxb Giáo dục ViệtNam, 2011)

Lời dặn ấy chứa đựng bao khát khao, mong mỏi, lo lắng. Là người con, em sẽ nói gì để đáp lại những tình cảm của cha mình?

Câu 2: (7,0 điểm)

Văn học ViệtNamgiai đoạn 1945-1975 đã sáng tạo được những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về con người vừa giàu phẩm chất truyền thống vừa đậm nét thời đại.

Bằng những cảm nhận về bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và truyện ngắn Làng (Kim Lân), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

----------Hết---------


Đáp án đề thi

Câu 1 (3 điểm)

I. Yêu cầu

1. Kĩ năng

- Đây là đề nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Thí  sinh được tự do chọn lựa các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải khoa học, thuyết phục.

- Bài viết phải nêu được những suy nghĩ và nhận thức, tình cảm của cá nhân; dẫn chứng cụ thể, hợp lý.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Kiến thức

- Thí sinh được huy động kiến thức thuộc các nguồn khác nhau: sách vở, đời sống và những trải nghiệm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.

- Đây là một đề mở, học sinh tự do lựa chọn cách viết và xây dựng ý nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

+ Giải thích: Những câu thơ trong bài thơ Nói với con (Y Phương) là lời dặn dò của người cha mong muốn con phải sống mạnh mẽ, đường hoàng, phải biết theo đuổi những lý tưởng lớn lao, không bao giờ chấp nhận cuộc sống nhỏ bé thấp hèn.

+ Nêu suy nghĩ, tình cảm  

* Học sinh có thể nói về lý tưởng ước mơ của bản thân mình;…

* Nêu quyết tâm rèn luyện, phấn đấu để thực hiện những mục đích, ước mơ ấy.

Lưu ýBài viết cần thể hiện được sự chân thành trong suy nghĩ, cảm xúc, sự kính trọng, biết ơn với những bậc sinh thành; phù hợp với lứa tuổi học sinh cũng như cuộc sống hôm nay.

II. Cách cho điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.

- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Không viết được gì.

Câu 2 (7 điểm)

I. Yêu cầu

1. Kĩ năng

- Đây là kiểu bài nghị luận văn học có định hướng. Thí sinh cần phát huy năng lực phân tích tổng hợp, kĩ năng lập luận so sánh để giải quyết vấn đề.

- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Kiến thức

Trên cơ sở định hướng của đề và những nội dung kiến thức từ hai tác phẩm, thí sinh có thể triển khai bài viết theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được những ý sau:

a. Giải thích nhận định

- Từ ngữ: phẩm chất truyền thống, thời đại

- Nhận định nêu lên được thành tựu nổi bật trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người của văn học ViệtNamgiai đoạn 1945-1975. Đó những con người mang những vẻ đẹp truyền thống, đồng thời lại mang bóng dáng con người thời đại sản sinh ra nó.

b. Làm sáng tỏ nhận định.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Phân tích, chứng minh

+ Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.

* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…

* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…

+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.

* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.

* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắn Làng xây dựng  được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật  hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …

c. Đánh giá chung

- Hai tác phẩm đã xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật về con người ViệtNamvừa kết tinh giá trị cao đẹp của truyền thống vừa mang những nét tiêu biểu của con người thời đại. Những vẻ đẹp ấy giúp ta có cái nhìn chân thực, toàn diện về con người ViệtNamtrong 30 năm chiến tranh vệ quốc và xây dựng đất nước.

- Xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về con người Việt Namđã chứng tỏ sự gắn bó am hiểu sâu sắc cũng như tình cảm của Chính Hữu, Kim Lân với cuộc sống con người.

- Nhận định đã khái quát được những thành tựu nổi bật của văn học ViệtNamtừ 1945-1975, giúp ta có cái nhìn sâu sắc về một giai đoạn văn học có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc. Những thành tựu này đã làm sáng tỏ hơn nữa quy luật kế thừa và sáng tạo của  văn học.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây