Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của tỉnh Nam Định năm 2010

Thứ ba - 30/07/2019 04:44
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của tỉnh Nam Định năm 2010

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2010-2011
TỈNH NAM ĐỊNH
Đề thi môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Trong 8 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy bài làm.
Câu 1. Từ trái nghĩa là những từ như thế nào? 
A. Có nghĩa khác nhau
B. Có cách phát âm khác nhau
C. Có nghĩa trái ngược nhau
D. Có chức vụ ngữ pháp khác nhau
Câu 2. Câu: “Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to”. (“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu đặc biệt
D. Có chức vụ ngữ pháp khác nhau
Câu 3. Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học thời trung đại?
A. “Chuyện người con gái Nam Xương”
B. “Truyện Kiều”
C. “Chiếc lược ngà”
D. “Truyện Lục Vân Tiên”
Câu 4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật gì để tả chị em Thúy Kiều?
A. Bút pháp tả thực
B. Bút pháp tự sự
C. Bút pháp ước lệ
D. Bút pháp lãng mạn
Câu 5. Văn bản nào đề cập đến vấn đề chống chiến tranh?
A. “Phong cách Hồ Chí Minh”
B. “Bàn về đọc sách” đề thi tuyển sinh vào lớp 10
C. “Tiếng nói của văn nghệ”
D. “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
Câu 6. Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
A. Dòng sông xanh
B. Bông hoa tím biếc
C. Chim chiền chiện
D. Gió xuân
Câu 7. Tác phẩm nào sáng tác sau năm 1975?
A. “Đồng chí”
B. “Đoàn thuyền đánh cá”
C. “Mùa xuân nho nhỏ”
D. “Bếp lửa”
Câu 8. Đâu là điều cần thiết khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
A. Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ
B. Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ
C. Tái hiện lại các hình ảnh trong bài thơ, đoạn thơ
D. Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm)
a. Cho câu ca dao sau:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Từ “chiều” trong “chiều chiều” với từ “chiều” trong “chín chiều” là các từ đồng âm hay đồng nghĩa? Tại sao?
b. Các từ in đậm trong câu văn sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ?
“Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.”
Câu 2: (2 điểm)
Tìm những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và nêu ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó.
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau: đề thi tuyển sinh vào lớp 10

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

(Chính Hữu, Đồng chí- Ngữ văn 9. Tập 1, NXB Giáo dục, tập 1, năm 2008)

Gợi ý làm bài cho đề thi

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8  Đáp án C B C C D D C A
Trả lời đúng mỗi câu cho 0.25 điểm; trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
Câu1 a -Từ “chiều” trong “chiều chiều” với từ “chiều” trong “chín chiều” là các từ đồng âm.
- Giải thích:
+ Vì đây là hai từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì ñến nhau.
+ Từ “chiều” trong “chiều chiều” có ý nghĩa chỉ buổi chiều còn từ “chiều” trong “chín chiều” mang ý nghĩa chỉ phía, bề.
b – Các danh từ là: lăng, làng
- Các động từ là: phục dịch, đập
Câu 2 Những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ
+ Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa sau đó được Linh Phi- vợ vua biển Nam Hải cứu sống khi bị đắm thuyền chết đuối ngoài biển và
đưa về động tiên.
+ Tại đây Phan Lang gặp Vũ Nương- người cùng làng cũng được Linh Phi cứu khi tự vẫn trên sông Hoàng Giang.
+ Phan Lang được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa trở về dương thế.
+ Vũ Nương hiện về trong lễ lập đàn tràng giải oan của Trương Sinh
Ý nghĩa:
+ Những yếu tố kì ảo trên làm cho câu chuyện hấp dẫn, mang đậm tính truyền kì.
+ Hoàn thiện thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Một người dù đã ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng sẽ được minh oan.
+ Tuy vậy, tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kì ảo: Vũ Nương trở lại dương thế nhưng chỉ thấp thoáng ẩn hiện trong chốc lát rồi biến mất. đó chi là một chút ảo ảnh, an ủi cho người bạc mệnh. Nàng vĩnh viễn không bao giờ được đoàn tụ  với gia đình.
Câu 3 Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Tái hiện vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng, đặc biệt là tình đồng chí đồng đội cao cả trong cuộc sống kháng chiến.
Thân bài
* Phân tích cụ thể giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:
Vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng và tình đồng chí đồng đội cao cả của họ trong 7 câu thơ đầu:
+ Phân tích làm nổi bật những gian lao, thiếu thốn mà những người lính phải trải qua trong cuộc sống quân ngũ: những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giầy). Những chi tiết tả thực không tô vẽ, cường điệu nhưng có sự chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao.
+ Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội.  Đó là tinh thần, nghị lực vượt lên gian khổ và niềm lạc quan “nụ
cười buốt giá”.
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc trong gian đề thi tuyển sinh vào lớp 10 khó: thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời lính.
(HS phát hiện và bình giá các chi tiết, hình ảnh để thể hiện sự gắn bó, cảm thông sâu sắc giữa những người đồng đội: anh với tôi cùng
biết, cùng trải qua những cơn sốt run người mà vừng trán ướt mồ hôi, áo anh rách vai thì quần tôi có vài mảnh vá và nhất là hình ảnh
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”…đồng thời nhận xét về đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này: xây
dựng những câu thơ sóng đôi, đối xứng nhau )
* Vẻ đẹp của tinh thần người lính cách mạng và tình ñồng chí, đồng đội cao cả của họ trong 3 câu thơ cuối.
+ Làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu của người lính: đêm tối, rừng hoang, thời tiết sương muối
+ Trong hoàn cảnh ấy, tình đồng chí đồng đội đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và những gian khổ, thiếu thốn
+ Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” để thấy được chất hiện thực hòa cùng chất lãng mạn trong một hình ảnh thơ, gợi ra nhiều
liên tưởng phong phú, sâu xa, toát lên vẻ đẹp tâm hồn bay bổng, lạc quan và ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu.
* Đánh giá:
- Khẳng định thành công của đoạn thơ về mặt nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm, giàu ý
nghĩa biểu tượng, kết hợp hiện thực và lãng mạn) và nội dung (tái hiện chân thực và sinh động vẻ  đẹp của người lính cách mạng, nhất
là tình đồng chí đồng đội sâu sắc)
- Nguyên nhân thành công: Là nhà thơ nhưng ñồng thời cũng là chiến sĩ nên Chính Hữu ñã có sự cảm hiểu sâu sắc và tái hiện thành
công hình ảnh người lính.
- Đóng góp của đoạn thơ, bài thơ với nền thơ ca kháng chiến
- Liên tưởng, mở rộng
Kết bài
Bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của bản thân
Lưu ý:
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc lỗi diễn đạt
- HS có thể gộp phần đánh giá với phần kết bài mà vẫn đảm bảo các ý trên vẫn cho điểm tối đa cả hai ý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây