Câu 1: (2,0 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
a. Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
b. Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
(Lượm - Tố Hữu)
c. Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
d. Đầu súng trăng treo
(Đồng Chí - Chính Hữu)
Câu 2: (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“…Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội…”
Câu 3: (6,0 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
------------------Hết ------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
TỈNH ĐĂK NÔNG Khóa ngày 21 tháng 6 năm 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển :
Câu 2:
a. Đoạn trích được trích trong văn bản: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. (0,5 điểm)
b. Chủ đề đoạn văn: Để chuẩn bị bước vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị về con người là hành trang quan trọng nhất.(0,5 điểm)
- Nội dung các câu văn đều tập trung thể hiện chủ đề, các câu văn đã tạo ra sự sắp xếp hợp lí các ý của đoạn văn. (0,25 điểm)
- Sự chuẩn bị về con người là thứ hành trang quan trọng nhất để bước vào thế kỉ mới. (0,25 điểm)
- Con người là động lực phát triển của lịch sử từ xa xưa đến nay. (0,25 điểm).
- Trong nền kinh tế tri thức thì vai trò con người càng nổi trội. (0,25 điểm).
Câu 3:
I. Yêu cầu về kỹ năng.
- Cái hay cái đẹp cụ thể của tác phẩm thơ.
- Biết cách diễn đạt ngôn ngữ thơ, lựa chọn phân tích ngôn ngữ, hình ảnh đặc trưng của tác phẩm thơ.
- Học sinh phải biết cách làm một bài văn nghị luận văn học để phân tích một tác phẩm thơ.
II. Yêu cầu về kiến thức.
- Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung dưới đây.
a. Mở bài :
- Giới thiệu nhà thơ Viễn phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
(0,25 điểm)
- Nhận xét khái quát về bài thơ: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân ta đối với Bác Hồ kính yêu. (0,25 điểm)
b. Thân bài :
* Lòng kính yêu chân thành của nhà thơ
- Nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến trước Lăng Bác.
(0,25 điểm)
+ Cách xưng hô như tình cha con ruột thịt. (0,25 điểm)
+ Cảm xúc thành kính, thiêng liêng qua đó kính dâng lên Bác lòng kiên trung bất khuất ( hàng tre xanh Việt nam, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng). (0,5 điểm)
- Tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng:
+ Nhớ ơn người luôn soi đường cách mạng, sưởi ấm toàn dân. (0,5 điểm)
+ Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ mệnh: (nằm trong giấc ngủ bình yên; vầng trăng dịu hiền). (0,5 điểm)
* Niềm tiếc thương vô hạn.
- Nỗi nhớ Bác ngàn thu. (0,5 điểm)
+ Thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày), vô tận suốt chiều dài không gian (dòng người), không gian trong lăng tràn ngập nỗi nhớ (đi trong thương nhớ). (0,5 điểm)
+ Lý trí vẫn hiểu rằng Bác sống mãi như trời xanh nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim). (0,5 điểm)
- Lưu luyến không rời:
+ Thương trào nước mắt. (0,5 điểm)
+ Thành kính dâng lên Người lòng trung hiếu son sắt, với điệp ngữ “muốn làm”. (0,5 điểm)
- Toàn bài giọng điệu thành kính trang nghiêm (do thể thơ tự do theo cảm xúc, nhiều dòng liền nhau, gieo vần liền, nhiều thanh bằng đã tạo nên nhạc điệu trầm lắng). (0,5 điểm)
c. Kết bài :
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ thiêng liêng, cao cả; giọng điệu chậm rãi, trang nghiêm mà tha thiết. (0,25 điểm)
- Diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương và biết ơn sâu sắc của nhân dân miền Nam nói riêng, cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác. (0,25 điểm)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn