Trang bị kỹ năng phòng, chữa cháy, thoát hiểm cho học sinh, giáo viên

Trang bị kỹ năng phòng, chữa cháy, thoát hiểm cho học sinh, giáo viên

Sáng 16/3, Công an huyện Đức Thọ phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền, trải nghiệm thực hành PCCC&CNCH cho giáo viên, học sinh trường THCS Hoàng Xuân Hãn.

Xem tiếp...

Bộ Giáo dục nhìn nhận về chất lượng dạy – học môn Tiếng anh

Thứ ba - 23/07/2019 05:09
Vấn đề khác biệt hệ đào tạo môn tiếng Anh cũng là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều.

LTS: Đưa ra câu hỏi: "Bộ Giáo dục và các địa phương nhìn nhận về chất lượng dạy – học môn Tiếng anh như thế nào?", thầy Đỗ Tấn Ngọc đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có phân tích kết quả thi trung học phổ thông quốc gia trong đó có môn tiếng Anh, để đánh giá chất lượng giáo dục và có những điều chỉnh việc dạy - học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận, kỳ thi năm nay, mặc dù đã có tiến bộ song tiếng Anh vẫn là môn có số điểm trung bình thấp nhất, chỉ đứng trên môn Lịch sử.

Phổ điểm môn tiếng Anh trong kì thi quốc gia 2019 (Ảnh: moet.gov.vn).

Phân tích phổ điểm thi trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh từ 2017-2019 cho thấy, điểm trung bình của học sinh cả nước trong 3 năm đều dưới 5.0; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3.0 đến 3.4.

Kết quả thi này có sự phân hoá theo vùng miền. Trong khi những địa phương khó khăn thuộc vùng núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Hà Giang, Sơn La, Hậu Giang… nhiều năm xếp cuối về điểm trung bình trong cả nước thì những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… lại đứng đầu.

Điểm trung bình của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu đều từ 5-6, cao hơn mức chung của cả nước.

Tỷ lệ điểm dưới trung bình, điểm từ 8 trở lên cũng có sự phân hoá theo địa phương.

Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết:

“Nhìn chung, kết quả thi trung học phổ thông quốc gia môn tiếng Anh của học sinh cả nước năm 2019 đã có chuyển biến tích cực nhưng chủ yếu vẫn ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực khó khăn như miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long gần như không thay đổi. 

Kết quả thi tiếng Anh sẽ tiếp tục được phân tích sâu hơn để từ đó Ban đề án Ngoại ngữ quốc gia xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục môn học này”.

Thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại hai hệ chương trình đào tạo ngoại ngữ ở bậc phổ thông, chương trình hệ 7 năm (từ lớp 6) và 10 năm (từ lớp 3), hệ 10 năm chủ yếu được triển khai ở những tỉnh/thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.


Nên cười hay khóc khi nhìn vào phổ điểm môn tiếng Anh

Qua thống kê và đánh giá, học sinh hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn học sinh hệ 7 năm.

Như vậy, vấn đề khác biệt hệ đào tạo cũng là một nguyên nhân dẫn tới chất lượng học sinh không đồng đều, kết quả thi không đồng đều.

Vấn đề đặt ra là phải triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm rộng khắp hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, để triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần một đội ngũ giáo viên có chất lượng, trong khi thực tế chất lượng giáo viên hiện nay rất không đồng đều, ở những tỉnh khó khăn, trình độ giáo viên còn hạn chế, có xu hướng là giáo viên dạy tiếng Anh giỏi ở các vùng khó khăn sau một thời gian công tác sẽ chuyển về những những thành phố lớn, có điều kiện tốt hơn. 

Ngoài ra, chất lượng dạy - học bộ môn ngoại ngữ cần có vai trò xã hội hóa, cần sự  nhất là giáo viên vùng sâu vùng xa.

Là địa phương có điểm trung bình môn tiếng Anh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cao nhất cả nước trong 3 năm (2017 5.92 điểm, 2018 là 5.06 điểm và 2019 là 5.79 điểm), đồng thời luôn đứng đầu về tỷ lệ thí sinh có điểm từ 8 trở lên, tại tòa đàm do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây,  ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho hay:

“Chất lượng tiếng Anh của học sinh thành phố tốt nhờ khá nhiều từ các trung tâm ngoại ngữ.

Cả thành phố có 700 trung tâm ngoại ngữ, hầu hết học sinh Thành phố Hồ Chí Minh học thêm ngoại ngữ ở bên ngoài trường, chỉ có một số học sinh vùng ven đô thị có điều kiện kinh tế khó khăn mới không tham gia học thêm ngoại ngữ.

Hiện nay, rất nhiều trung tâm ngoại ngữ đã vào trường học tham gia giảng dạy, nhu cầu giáo viên bản ngữ của thành phố hiện rất lớn, Sở Giáo dục và Đào tạo sẵn sàng hỗ trợ để có chính sách đưa giáo viên bản ngữ vào dạy ở các trường phổ thông.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay41,946
  • Tháng hiện tại725,965
  • Tổng lượt truy cập28,026,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây