Đề thi
Câu I. (5,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 6.
...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm...
(Theo Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Từ nguyệt trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng là từ thuần Việt hay Hán Việt? Em hãy nêu ý nghĩa của từ đó.
3. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của nhân vật nào? Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào?
4. Trong đoạn thơ trên nhân vật nhớ tới những ai?
5. Chỉ và nêu ra hiệu quả của một biện pháp trong 2 câu thơ:
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
6. Viết đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng một phép thế (gạch chân từ ngữ sử dụng phép thế) với câu chủ đề:
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không nên chỉ biết sống cho riêng mình.
Câu II. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Từ đó, em hãy nhận xét ngắn gọn về tình cảm của tác giả dành cho người lao động.
Câu I.
1. Đoạn thơ được trích trong tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du.
2. Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là từ Hán Việt, có nghĩa là trăng.
3. Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều khi bị Tú bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
4. Trong đoạn thơ trên, Thúy Kiều nhớ tới người yêu là Kim Trọng và cha mẹ.
5. Biện pháp tu từ ẩn dụ: "tấm son" để chỉ tấm lòng son sắt của Thúy Kiều dành cho KimTrọng -> Tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều: dù phải phiêu bạt nơi chân trời góc bể thì tình yêu mà nàng dành cho Kim Trọng cũng không bao giờ thay đổi.
6.
- Yêu cầu về hình thức: viết một đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề đã cho; trong đó có sử dụng phép thế và gạch chân từ ngữ sử dụng phép thế
- Yêu cầu về nội dung:
+ Giải thích: Sống cho riêng mình là lối sống ích kỉ, chỉ vì quyền lợi của bản thân
+ Phân tích, chứng minh vì sao trong cuộc sống, chúng ta không nên chỉ sống cho riêng mình
+ Nêu ra cách sống đối với mỗi con người: không nên sống ích kỉ, chỉ vì bản thân mà còn cần phải sống vì người khác
Câu II. Phân tích nhân vật anh thanh niên
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nêu những cảm nhận ban đầu của mình về nhân vật.
b. Thân bài
(1). Sự xuất hiện của anh thanh niên
- Là nhân vật chính nhưng anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ tình cờ và ngắn ngủi với ông họa sĩ già cùng cô kĩ sư trẻ.
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả gián tiếp thông qua cái nhìn và cảm nhận của các nhân vật khác -> Chân dung nhân vật chính hiện lên khách quan và chân thực với nhiều vẻ đẹp
(2). Vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên
* Anh là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao và có những suy nghĩ hết sức sâu sắc về công việc.
- Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.
- Công việc của anh: "... đo gió, đo mưa, đo nắng .... " góp phần vào việc dự báo thời tiết".
-> Một công việc thầm lặng, cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt phải có lòng yêu nghề sâu sắc.
- Thời gian làm việc rất đặc biệt: anh phải lấy số liệu báo về trung tâm vào lúc "4 giờ, 7giờ tối, 11 giờ đêm, lại 1 giờ sáng..." trong điều kiện thời tiết mưa tuyết, giá lạnh.
-> Hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, buồn tẻ, cô đơn. Khổ nhất là anh phải vượt qua nỗi cô đơn quanh năm suốt tháng trên một đỉnh núi cao không một bóng người.
->> Hoàn cảnh và công việc đó dễ khiến một thanh niên như anh chán nản.
- Trong hoàn cảnh ấy, nhiều đêm anh "nằm trong chăn ... nghe tiếng chuông đồng hồ ... chỉ muốn tắt đi ..." nhưng vẫn trở dậy ...lấy số liệu.
-> Quá trình lao động của anh là một cuộc đấu tranh thực sự: đấu tranh để vượt qua hoàn cảnh và vượt qua chính mình
->> Anh là người yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Anh có suy nghĩ về công việc: "Khi làm việc, ta với công việc là đôi ... buồn đến chết mất"; anh cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi biết mình góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên cầu Hàm Rồng. (Anh coi công việc là người bạn thân thiết; anh hiểu ý nghĩa những công việc mình làm; coi lao động là bổn phận, là trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hương, tổ quốc và anh tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong công việc của mình).
-> Những suy nghĩ hết sức giản dị mà sâu sắc về công việc.
* Anh thanh niên là người yêu đời, biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách ngăn nắp, khoa học
- Là con trai lại sống một mình nhưng căn nhà anh ở luôn sạch sẽ; bàn ghế, sổ sách được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp
- Anh có sở thích đáng quý đó là đọc sách, anh coi sách như người bạn của mình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn