I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:
"... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai tạo giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo thế giới".
(Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2016, tr.35)
Câu 1: (0,5 điểm) Trong hai câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công.
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết về hình thức trong hai câu sau:
(1) Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. (2) Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại.
Câu 3: (0,5 điểm) Xác định các thành phần trong câu sau:
Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.
Câu 4: (0,5 điểm) Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề gì?
Câu 5: (0,5 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của từ “tri thức” và “trí thức”.
Câu 6: (0,5 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em (trình bày từ 5 đến 7 dòng)?
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Nghị luận xã hội
Trong cuộc sống hiện nay, đôi khi chúng ta lơ là, ít quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí còn vô trách nhiệm trước những mảnh đời bất hạnh.
Hãy viết bài văn (khoảng 1,5 đến 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm thế nào để tâm hồn con người bớt vô cảm, bớt chai sạn trong cuộc sống hiện nay?
Câu 2 (4 điểm) Nghị luận văn học
Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn nữ Lê Minh Khuê (đoạn trích trong ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục - 2016)
I. Đọc hiểu
Câu 1: Trong hai câu văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:
Giải thích:
+ Liệt kê “ kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng…
+ Liệt kê: quân giới, giáo dục, y tế…
Câu 2: Phép liên kết về hình thức là
+ Phép thế: “chuyên gia Xten-mét-xơ thành ông”.
Câu 3:
- Trạng ngữ: Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
- Chủ ngữ: Các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự.
- Vị ngữ: đã huy động trí thức góp phần phá thủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.
Cân 4: Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề: “Tri thức là sức mạnh”
Câu 5:
- Nghĩa của từ “tri thức”: Là kiến thức nhân loại, con người tiếp thu được phải trải qua thời gian lịch sử, không gian mới tạo thành. Tri thức gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
- Nghĩa của từ “trí thức”: Là chủ thể (người đã qua đào tạo chuyên ngành, nắm vững kiến thức chuyên môn, lấy tri thức làm thủ pháp mưu sinh, lấy lao động trí óc làm nghề nghiệp).
Câu 6: Học sinh trình bày thông điệp theo cảm nhận của bản thân. Có thể tham khảo một vài ý sau:
+ Có được tri thức vững vàng, con người có thể làm giàu cuộc sống của mình, hiểu biết thêm về bản thân mình và hiểu thêm về cuộc sống. Và nhờ đó, con người trở nên hòa nhập hơn với cuộc sống của cộng đồng, xã hội.
+ Chúng ta phải thường xuyên trau dồi tri thức, bởi tri thức là sức mạnh giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, khẳng định bản thân, thực hiện mơ ước.
+ Có tri thức, con người có khả năng và bản lĩnh thực hiện được những dự định, lí tưởng của đời mình. Đóng góp cho xã hội những sáng kiến, phát minh, sáng chế của mình, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.
II. Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
1. Giải thích
- Tâm hồn: thế giới tinh thần bên trong, tâm tư, tình cảm của con người.
- Vô cảm, chai sạn: không cảm xúc, tâm hồn không bị lay động, tác động của những sự việc diễn ra trong cuộc sống. Vô cảm, chai sạn còn được gọi là thái độ thờ ơ với cuộc đời.
- Vấn đề nghị luận được đặt ra là một câu hỏi: Làm thế nào để tâm hồn con người bớt vô cảm, bớt chai sạn trong cuộc sống hiện nay? Đó là một vấn đề nhức nhối và là câu hỏi cấp thiết cần đáp án trả lời để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
2 Chứng minh – bình luận
a) Vì sao con người sống thờ ơ, chai sạn
- Do tính ích kỉ cá nhân, không quan tâm đến người khác.
- Cuộc sống công nghệ, hiện đại làm cho người ta xa rời nhau và khoảng cách lớn, lâu dần thành thói vô cảm.
- Vì đua tranh hơn thiệt trong cuộc sống, sẵn sàng chà đạp lên người khác.
b) Biểu hiện
- Thờ ơ với những người trong gia đình.
- Ngoài xã hội, không quan tâm đến người khác, mạnh ai người ấy sống.
- Bỏ ngoài tai nỗi đau, lời cầu cứu của người khác.
c) Giải pháp
- Nhận thức sâu sắc nguyên nhân gây ra lối sống đó để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Có các lớp kĩ năng sống để giáo dục tình yêu thương, sẻ chia.
- Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau từ trong gia đình vì đó sẽ là cái gương cho con trẻ học tập.
- Hạn chế dùng các thiết bị công nghệ hiện đại, để con người ngày càng gần nhau hơn.
d) Bài học hành động và liên hệ bản thân
- Em đã và đang làm gì để đẩy lùi thói vô cảm đó.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn