Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bình Định năm 2016-2017

Thứ ba - 30/07/2019 06:07
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bình Định năm 2016-2017

Câu 1 (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tân dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thi đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng bao cấp, nép nghĩ sung ngoại hoặc bài ngoài quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nhước. Thói quen không ít người tỏ ra "khôn vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trong chữ "tín" sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập."

(Ngữ văn 9, tập 2, tr.28, NXB Giáo dục)

1) Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào?

2) Xác định thành nghữ được sử dụng trong đoạn văn.

3) Trong đoạn văn trên, tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu nào của người việt Nam khi bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới?

4) Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sử dụng Internet trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay (trình bày khoảng 12 – 15 dòng).

Câu 2 (6,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.


Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Du là khi tóc bạc."

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)


Đáp án đề thi

Câu 1:

1) Đoạn văn trên nằm trong văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" của tác giả Vũ Khoan

2) bóc ngắn cắn dài

3) Những điểm mạnh: Bản tính thích ứng nhanh; tận dụng những cơ hội; ứng phó với thách thức.

Những điểm yếu: Thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh; thói quen ảnh hưởng bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại; thói quen tỏ ra "khôn vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trọng chữ "tín".

4) Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

  • Thấy được vai trò quan trọng của việc sử dụng Internet trong thời hội nhập và phát triển của đất nước.
  • Nêu một số lợi ích và tác hại trong quá trình sử dụng Internet.
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:

a) Yêu cầu về kỹ năng:

Thí sinh biết cách làm bài phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Bài làm có lập luận chặt chẽ, diễn đạt có cảm xúc, hình ảnh; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b) Yêu cầu về kiến thức:

* Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:

Nêu được những điểm cơ bản về tác giả Thanh Hải, bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và giới thiệu khái quát về đoạn thơ.

  • Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, từng tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, gắn bó với quê hương Thừa Thiên - Huế. Tiếng thơ Thanh Hải có sức mạnh vượt lên bom đạn ác liệt của kẻ thù, khẳng định niềm tin chiến thắng của cách mạng và nhân dân. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" viết tháng 11-1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tư hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước, đồng thời, bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại cho đời.
  • Mạch cảm xúc và tư tưởng của đoạn thơ là từ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào "mùa xuân lớn" của cuộc đời chung.

* Phân tích đoạn thơ:

Khổ thứ nhất:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử của bốn nghìn năm với bao gian lao, vất vả. Đất nước được so sánh với một hình ảnh đẹp, ý vị: "vì sao" - nguồn sáng kỳ diệu, vĩnh hằng của thiên hà vũ trụ. Đất nước qua bao gian lao thử thách mà vẫn kiêu hãnh, ngoan cường. "Cứ đi lên phía trước", không chỉ bằng sức mạnh của hôm nay mà bằng sức mạnh của bốn nghìn năm hội tụ. Câu thơ như một điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nước, đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào cuộc đời và đất nước.

Khổ thứ hai:

Ta làm con chim hot
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ như lời tâm niệm của Thanh Hải: khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cồng hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm nguyện của mình: "Ta làm con chim hót - ta làm một cành hoa", những hình ảnh tương hợp, đối ứng chặt chẽ với phần đầu bài thơ khi miêu tả những tín hiệu mùa xuân. Với tác giả, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa tỏa sắc hương. Phép lặp cấu trúc các dòng thơ nhấn mạnh khao khát thiết tha. Với đại từ "ta", ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người; bình dị, khiêm nhường khi hiến dâng, hòa nhập mà vẫn không làm mất đi nét riêng của mỗi người, chỉ "một nốt trầm" trong bản hòa ca nhưng vẫn là "nốt trầm xao xuyến".

Khổ thứ ba:

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Khổ thơ như một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Sống là để cống hiến. Lời thơ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ cá nhân và dân tộc. Thanh Hải chọn cho mình một cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào, chỉ âm thầm lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" đầy ý vị, cùng điệp ngữ "Dù là...", khổ thơ như lời chiêm nghiệm chân thành từ chính cuộc đời tác giả đã cố gắng không mệt mỏi từ tuổi hai mươi đến khi phải nằm giường bệnh.

Đánh giá chung: thể thơ năm chữ với nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi; gieo vần liên tiếp giữa các câu thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc; hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị rất thực, rất sống động mà giàu ý nghĩa biểu trưng; khái quát; giọng điệu ngọt ngào sâu lắng chuyển đổi theo tâm trạng cảm xúc của tác giả góp phần vừa khẳng định niềm tin, niềm tự hào về đất nước vừa thể hiện ước nguyện chân thành về một lẽ sống cao đẹp, cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ.

* Mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu.

* Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây