Đề cương ôn tập Học kỳ II môn Công nghệ lớp 7

Thứ năm - 08/08/2019 23:07
BBT website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng các Thầy - Cô giáo và các em học sinh: Đề cương ôn tập Học kỳ II môn Công nghệ lớp 7 năm học 2019-2020
Câu hỏi ôn tập môn công nghệ học kì II
Năm học 2019 - 2020
A. Lý thuyết:
Câu 1: Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi.
Câu 2: Cho biết một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Câu 3: Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi.
Câu 4: Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin, những điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin.
Câu 5: Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng mực nước nuôi thủy sản.
Cây 6: Tại sao phải coi trọng phương pháp phòng bệnh cho động vật, thủy sản.
Câu 7: Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết.
Câu 8: Em hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Câu 9: Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em thực hiện.
B. Thực hành:
Câu 1: Quy trình thực hành chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
Câu 2: Quy trình thực hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình, đo kích thước các chiều.

Đáp án
Phần A:
Câu 1:
* Vai trò của giống  trong chăn nuôi:
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ: tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra l à 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 đến 4%, giống bò Sin là 4 đến 4,5%.
-Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
* Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi:
- Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc;
- Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau;
- Có tính di truyền ổn định;
- Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.
Câu 2:
* Một số phương pháp chế biến thức ăn:
- Cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh.
- Nghiền nhỏ: thức ăn hạt.
- Xử lý nhiệt: thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (hạt đậu, đỗ...)
- Đường hóa hoặc ủ lên men: thức ăn giàu tinh bột.
- Kiềm hóa: thức ăn có nhiều xơ như rơm rạ.
- Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
* Một số phương pháp dự trữ thức ăn: thường sử dụng 2 phương pháp sau:
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, than...
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.
Câu 3:
* Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
* Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:
-Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền)
-Yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi)
+Cơ học (chấn thương)
+Lí học (nhiệt độ.)
+Hoá học (ngộ độc.)
+Sinh học: -Kí sinh trùng
                   -Vi sinh vật : Vi rút, vi khuẩn.

Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm hai loại:
- Bệnh truyền nhiễm : do các vi sinh vật (như vi rut, vi khuẩn...)gây ra,
lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi(như bệnh dịch tả lợn, dịch bệnh toi gà...)
- Bệnh không truyền nhiễm do vật k í sinh như giun sán, ve... gây ra.
Các bệnh không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm ch ết nhiều vật nuôi gọi là bệnh thông thường.
Câu 4:
* Vắc xin là: chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virút) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.
Có 2 loại v
ắc xin:
- V
ắc xin nhược độc: mầm bệnh bị làm yếu đi.
- V
ắc xin chết : mầm bệnh bị giết chết.

* Tác dụng của vắc xin: Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch.
* Những điều cần chú ý khi cử dụng vắc xin:
- BẢO QUẢN: chất lượng và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào điều   kiện bảo quản nên phải giữ vắc xin đúng nhiệt độ chỉ dẫn trên nhãn thuốc, không để vacxin ở chỗ nóng và chỗ có sáng mặt trời.
- SỬ DỤNG
+ Vacxin chỉ dùng phòng bệnh cho vật nuôi khoẻ (chưa nhi
ễm bệnh, nếu   tiêm vắc xin cho vật nuôi đang bị bệnh thì vật nuôi  sẽ phát bệnh nhanh    hơn). Hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào sức khoẻ của vật nuôi (nếu tiêm vắc xin cho vật nuôi không được khoẻ thì hiệu quả của tiêm vắc xin giảm)
+ Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vacxin đã pha phải dùng ngay, sau khi dùng vacxin thừa còn phải x
lý theo đúng quy định.
+ Thời gian tạo được miễn dịch là sau khi tiêm từ 2 đến 3 tuần. Sau khi tiêm vắcxin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi từ 2 đến 3 giờ tiếp theo. nếu vật nuôi có dị ứng phải dùng thuốc chống dị ứng, hoặc báo cho cán bộ    thú y .

Câu 5:
Những biện pháp để nâng cao chất lượng mực nước nuôi thủy sản:
* Cải tạo nước ao :
- Mục đích : tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn , oxi , nhiệt độ … cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt.
- Biện pháp : thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh…
* Cải tạo đất đáy ao :
- Mục đích : nâng cao chất lượng ao hồ nuôi thủy sản.
- Biện pháp : tăng cường bón phân hữu cơ, vét bớt bùn đảm bảo lớp bùn 5 – 10 cm là vừa.

Câu 6: Vì phòng bệnh cho động vật, thủy sản là tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm bệnh, khi thủy sản bị nhiễm bệnh việc chủa trị rất khó khăn tốn kém.
Câu 7:
* Bảo quản sản phẩm thủy sản để hạn chế sự hao hụt về chất và lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
  Phương pháp bảo quản:
- Ướp muối. VD: cá sau khi mổ ruột, móc mang, đánh vảy (cá nước ngọt). Rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá, 1 lớp muối, có thể bảo quản một ngày đêm. Muốn bảo quản lâu thì phải tăng thêm lượng muối.
- Làm khô là tách nước ra khỏi cơ thể bằng cách : phơi khô (sử dụng năng lượng mặt trời),sấy khô: dùng nhiệt của than,củi, điện.
- Làm lạnh là hạ nhiệt độ thực phẩm xuống đến mức vi sinh vật gây thối không hoạt động được.
- Muốn bảo quản tốt sản phẩm cần chú ý:
+ đảm bảo chất lượng của tôm cá ,không bị nhiễm bệnh
+ Nơi bảo quả phải đảm bảo yêu câu về kĩ thuật : Nhiệt ,độ ẩm

* Chế biến sản phẩm thủy sản để tăng già trị sử dụng thực phẩm đòng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
  Phương pháp chế biến:
-Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm...
-Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp.

Câu 8:
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản:
+Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thuốc trừ sâu, diệt cỏ..
Câu 9:
Một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em thực hiện:
+ Tổ chức đợt tổng vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ven bờ biển.
+ Kiểm tra và có biện pháp xử lý, khắc phục ngay  tình trạng ô nhiễm môi trường tại các miệng cống thoát nước thải.
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả việc xử lý nước thải sinh hoạt của Trạm xử lý nước thải so với tiêu chuẩn môi trường quy định
+ Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Phần B:
Câu 1:
*Quy trình thực hành:
Rang hạt đậu tương:
B1: Làm sạch đậu: bỏ vỏ, rác, sạn sỏi...
B2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp.
B3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền vỏ
Hấp hạt đậu tương:
B1 Làm sạch vỏ quả.
B2 Vớt ra rổ, rá để ráo nước.
B3 Hấp chín hạt đậu trong hơi nước
      Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được.
Nấu, luộc hạt đậu mèo:
B1 Làm sạch vỏ quả.
B2 Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung.
B3 Khi hạt đậu chín đỏ bỏ nước luộc.
      Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuôi ăn cùng với thức ăn khác.
Câu 2:
Quy trình thực hành:
B1: Nhân xét ngoại hình:
-Hình giáng toàn thân:
+Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài.
+Loại hình sản xuất thịt: thể hình ngắn.
-Màu sắc lông da
- Các đặc điểm nổi bật như mào, tích, tai, chân...
B2: Đo một số chiều đo cơ thể để chon gà mái:
-Đo khoảng cách giữa hai xương háng.
    -Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây