Đáp án Ngữ văn thi vào lớp 10 tỉnh Quảng Ninh năm 2019-2020

Chủ nhật - 12/01/2020 08:41
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Quảng Ninh giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo

Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Quảng Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Quảng Ninh gồm 3 câu hỏi. Thời gian làm bài là 120 phút.

Chi tiết đề thi như sau:

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa. 

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cả lại ra khơi, 

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr.139) 

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Từ “lại" trong câu thơ thứ ba được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì? 

c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.

d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn. 

Câu 2. (3,0 điểm)

Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng khen cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học h thuật cấp quốc gia đánh cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2018 - 2019, với đề tài “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và là nông tứng dụng thực tiễn, Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học cháy bỏng của hai em.

(Theo báo Giáo dục ngày 19/3/2019)

Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tinh thái (gạch chân thành phần tình thái).

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?
 

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Quảng Ninh

Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 2019 Quảng Ninh được biên soạn mang mục đích tham khảo:

Câu 1

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

b. Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.

c. 

Biện pháp tu từ trong câu thơ các em có thể chọn là so sánh và nhân hóa

Tác dụng: 

- Câu  thơ viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.

d. Cảnh đoạn thuyển đánh cá ra khơi thật đẹp biết bao.

Câu 2. (3,0 điểm)

Gợi ý 

- Giải thích: Đoạn văn bản đưa thông tin về việc hai em Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) được trao bằng khen đoạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Bắc với sáng tạo “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. 

-> Đoạn thông tin đề cao vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống. 

=> Sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. 

- Vì sao cần phải có sự sáng tạo?

+ Sự sáng tạo đem đến những điều mới mẻ, có ích, phục vụ cho cuộc sống. 

+Cuộc sống không ngừng vận động, có những đòi hỏi mới nên cần phải sáng tạo để bắt kịp xu thế của thời đại. 

+ Có sáng tạo mới có tiến bộ, cuộc sống con người mới đạt được những tầm cao mới, chinh phục vũ trụ. 

- Biểu hiện của sự sáng tạo:

+ Sáng tạo từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng những vật dụng xung quanh cuộc sống để làm ra những sản phẩm hữu dụng, độc đáo. + Sáng tạo những phát minh, sáng kiến để phục vụ cho cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng, cho nhân loại 

- Phê phán: Sự sáng tạo cần dựa trên cơ sở khoa học, không làm những điều ngược đời, để lại hậu quả xấu.

- Liên hệ bản thân: Em sáng tạo như thế nào trong cuộc sống của mình?

Câu 3. (5,0 điểm)

1. Mở bài

- Trong văn học Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình và chúng ta có thể thấy tình cảm của người cha trong thời buổi chiến tranh hoạn lạc trong nhân vật ông Sáu.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:

  • Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
  • Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
  • Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán

- Vai trò và tầm quan trọng của gia đình 

  • Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
  • Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn
  • Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau

- Liên hệ qua nhân vật ông Sáu:

+ Cảm nhận về nhân vật ông Sáu

  • Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến
  • Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người
  • Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình
  • Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.

+ Tình cảm của ông Sáu dành cho con

  • Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.
  • Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết.
  • Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.
  • Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.

=> Gia đình là điều vô cùng trân quý mà chúng ta có được, dù có trong hoàn cảnh khó khăn, trắc trở thế nào thì gia đình vẫn là niềm tin, niềm hạnh phúc.

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình và qua đó truyện ngắn đã làm thức tỉnh trái tim những ai luôn hời hợt với cha mình, nhắc nhở mỗi người con về sự hiếu thảo đối với cha.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây