Đề thi chính thức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn thi: Ngữ văn (Chung)
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy - SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGDVN, 2016).
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nhận xét sự độc đáo về cách sắp xếp các dòng thơ trong đoạn thơ.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong dòng thơ ánh trăng im phăng phắc.
Câu 4. Từ việc đọc hiểu đoạn thơ, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với truyền thông lịch sử dân tộc bằng một đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu) theo hình thức lập luận diễn dịch.
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9 tập II, NXBGDVN, 2018).
------ HẾT -------
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Thể thơ của đoạn thơ trên: năm chữ
Câu 2. Sự độc đáo về cách sắp xếp các dòng thơ trong đoạn thơ:
- Hình thức đoạn thơ:
+ Chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn, các chữ tiếp theo viết chữ thường.
+ Không có dấu câu khi kết thúc một câu thơ, chỉ có dấu câu khi kết thúc khổ thơ.
- Hình thức đoạn thơ như vậy giúp cho cảm xúc được liền mạch, không bị ngắt quãng bên cạnh đó còn tạo nên tính đặc sắc cho kết cấu tác phẩm.
Câu 3. biện pháp tu từ trong dòng thơ "ánh trăng im phăng phắc."
Biện pháp tu từ: Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc
- Tác dụng:
+ Tăng sức hấp dẫn, hiệu quả diễn đạt của đoạn thơ.
+ Cái im lặng của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
Câu 4. Gợi ý
1. Giới thiệu vấn đề: Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với truyền thống lịch sử dân tộc.
2. Bàn luận vấn đề
- Mỗi cá nhân đều có vai trò trách nhiệm đối với những truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, cần cù chịu khó, sống chan hòa, thân ái; luôn biết trân trọng và nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình
- Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại để không bị thụt lùi so với các quốc gia khác.
- Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, không ngại khó khăn gian khổ.
- Yêu nước, yêu quê hương, có lý tưởng sống đẹp để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Liên hệ bản thân em
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người
2. Bàn luận vấn đề
- Quê hương là vùng đất, là nơi mà chúng ta được sinh ra, lớn lên.
=> Quê hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vị trí địa lý mà nó còn mang giá trị tinh thần, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
- Vai trò của quê hương đối với con người:
+ Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên bởi vậy nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi con người.
+ Quê hương còn là mục đích để ta không ngừng vươn lên, phấn đấu để khẳng định tên tuổi nơi
mình được sinh ra.
+ Quê hương như vòng tay êm ấm của mẹ, là nơi ta trở về sau những bộn bề của cuộc sống, tiếp cho ta năng lượng, sức mạnh để tiếp tục phấn đấu.
- Trách nhiệm với quê hương là của tất cả mọi người:
+ Yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương.
+ Có lý tưởng sống đẹp, không ngừng phấn đấu để xây dựng quê hương giàu mạnh.
- Liên hệ chính bản thân.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn