Đáp án Ngữ văn thi vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh năm 2019-2020

Chủ nhật - 12/01/2020 08:32
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Bắc Ninh giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo

Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Bắc Ninh

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Bắc Ninh gồm 6 câu hỏi. Thời gian làm bài là 120 phút.

Chi tiết đề thi như sau:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau:

Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay ít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. 

Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích-quy ngon lành: 

- Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ. 

Kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. 

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? 

(Ngữ văn 9, Tập hai) 

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? 

Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 4. Tìm câu rút gọn trong những câu sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng câu rút gọn đó. 

Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay ít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo. 

Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người. 

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Buồn trông cửa bể chiều hôm, 

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới xa, 

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một)
 

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Bắc Ninh

Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 2019 Bắc Ninh được biên soạn mang mục đích tham khảo:

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau:

Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay ít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. 

Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bánh bích-quy ngon lành: 

- Định ở nhà. Lần này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ. 

Kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa. 

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới... không đáng kể nữa. Có gì lý thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? 

(Ngữ văn 9, Tập hai) 

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên: tự sự

Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn văn: Đoạn trích tái hiện lại những cảnh tượng bom đạn chiến tranh   khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn. Ở nơi đó có những nữ thanh niên xung phong dũng cảm chiến đấu, phá bom. Họ có tình đồng đội keo sơn, họ vô cùng gắn bó, yêu thương, quan tâm hết mực đến nhau 

Câu 4. 

- Câu rút gọn trong đoạn trích: 

Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét

-   Hiệu quả của việc sử dụng các câu rút gọn: Làm cho câu văn ngắn gọn, tránh lặp từ;  thông tin nhanh, nhịp văn dồn dập phản ánh được sự khốc liệt của chiến trường 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Mở đoạn

+ Dẫn dắt vào vấn đề.

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người

Thân đoạn

Giải thích:

 - Hạnh phúc là trạng thái, là cảm giác sung sướng nhất của con người vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo: Nghĩa là đến trường các em không chỉ được trau dồi kiến thức mà còn được nhận tình yêu thương, chăm sóc của thầy, cô.

-> Câu nói đã đề cao vai trò, công lao to lớn vĩ đại của người thầy với cuộc đời mỗi người.

*Phân tích, chứng minh: 

- Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề:

Trong cuộc đời của mỗi người, người thầy có vai trò rất quan trọng.

- Chứng minh:

+ Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được gặp và học một hoặc nhiều thầy cô giáo. Các thầy cô đã truyền dạy cho học trò kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm toán...Dạy cho học trò biết cách học để khám phá kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

+ Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn dạy cách làm người, dạy biết điều hay, lẽ phải, dìu dắt nâng đỡ học trò lớn lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết yêu thương người, yêu quê hương đất nước, biết sống nhân ái, đoàn kết, …

Thầy cô còn là những người thắp sáng niềm tin và ước mơ cho học trò để các em biết sống có hoài bão, có lý tưởng...

+ Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo ta trong suốt hành trình của cuộc đời.

(lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn học để chứng minh)

- “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp của nhiều dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam. 

- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết kính yêu, phải biết ơn và tôn trọng thầy cô giáo. Đồng thời phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để đền đáp công ơn của thầy cô, ...

Kết đoạn

- Kết luận vấn đề

 

Câu 2. (5,0 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Giới thiệu đoạn thơ cuối (8 câu cuối)

II. Thân bài

- Cặp lục bát 1: Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

- Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

- Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

- Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

* Tổng kết nghệ thuật:

- Điệp cấu trúc với điệp ngữ “buồn trông”

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây