Đáp án Ngữ văn thi vào lớp 10 Tp Hồ Chí Minh năm 2019-2020

Chủ nhật - 12/01/2020 08:36
Đáp án đề thi tuyển sinh môn Văn vào lớp 10 TP Hồ Chí Minh năm 2019 chi tiết như sau:

Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh năm 2019

đề Văn vào 10 Hồ Chí Minh năm 2019 trang 1
đề Văn vào 10 Hồ Chí Minh năm 2019 2

 

Đáp án vào lớp 10 môn Văn Hồ Chí Minh năm 2019

Câu 1

a. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản (2): phép lập từ ngữ: từ “thách thức”. được lặp lại ở câu (1) và câu (2).

b. Thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người.
c.

- Điểm chung về nội dung: Giới trẻ hãy thách thức bản thân mình để giúp ích cho cộng đồng. 

- Điểm khác biệt: 

+ Trong văn bản 1: Thách thức bản thân được thể hiện bằng những hoạt động chung của cộng đồng nhằm lan tỏa những thông điệp gửi tới xã hội.” 

+ Trong văn bản 2: Thách thức bản thân bằng những hành động nhỏ nhất, bắt đầu từ trong chính suy nghĩ và cách hành xử của chính mỗi cá nhân. 

d.

Gợi ý: 

- Đồng tình vì: 

+ Khi thách thức bản thân mình tức là đặt ra những mục tiêu để thay đổi bản thân và việc thay đổi bản thân để phù hợp với mỗi giai đoạn cuộc đời là điều cần thiết. 

+ Thách thức bản thân giúp chúng ta khám phá ra những năng lực hay phẩm chất bên trong của chính mình nha ! 
+ Khi gặt hái được những thành công trong việc thách thức bản thân, chúng ta sẽ trở nên tự tin và yêu đời hơn. 

- Không đồng tình vì: Đặt mục tiêu thách thức bản thân quá cao mà không thực hiện được có thể khiến ta chán nản, thất vọng về bản thân.

Câu 2

Chọn cách ứng xử của cây số 3: Còn tớ thì tớ sẽ không làm gì cậu. Tớ sẽ cố gắng từng ngày để mình cao hơn. Và đến lúc nào đó tớ sẽ nổi bật nhất! 

=> Cách ứng xử của cây số 3 truyền tải thông điệp: Vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. 

1. Giới thiệu vấn đề 

- Giới thiệu câu chuyện.

 - Giới thiệu cách ứng xử của cây số 3 và luận đề: Vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. 

2. Giải thích vấn đề

 -Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó. 

- Nghị lực là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, động lực giúp ích cho cuộc sống cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình. 

3. Bình luận 

- Tại sao cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? 

+ Cuộc sống muôn vàn khó khăn, thách thức vì vậy con người cần có ý chí, nghị lực để chiến thắng hoàn cảnh, gặt hái thành công. 

+ Ý chí, nghị lực cho chúng ta niềm tin, sự kiên nhẫn để sống với những giá trị mình chọn lựa và mong muốn 

+Ý chí, nghị lực giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống - Biểu hiện của người có ý chí nghị lực: 

+ Dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn cũng không nản chí, bỏ cuộc 

+ Khi đối mặt với khó khăn luôn tìm phương hướng giải quyết 

- Dẫn chứng: 

+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử thách của số phận. 
+ Thủ môn Đặng Văn Lâm của Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam cũng là một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực. Anh đã từng bị thầy giáo của mình nói rằng mình là thủ môn không có tương lai nhưng anh không hề bỏ cuộc. Đến Việt Nam và trải qua biết bao thăng trầm, với những cố gắng của mình, cuối cùng cái tên “Đặng Văn Lâm” đã được xướng lên không biết bao nhiêu lần trong các trận đấu của Đội tuyển Quốc gia và anh trở thành thủ môn xuất sắc.

 - Phê phán những người thiếu ý chí nghị lực: 

+ Trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số phận. Khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, bị sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ. 

+ Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ. 

+ Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.

4. Liên hệ bản thân

Câu 3

Đề 1.

1. Giới thiệu chung:

- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của Nam Bộ. Là tác giả viết rất hay, bám sát những câu chuyện cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Chiếc lược ngà sáng tác năm 1966, là tác phẩm xuất sắc của nhà văn viết về tình cảm cha con.

2. Tình cảm sâu nặng của người cha dành cho con và

* Giới thiệu về nhân vật Ông Sáu: là 1 cán bộ Cách mạng lăn lộn nhiều trong chiến tranh. Điều thú vị là, ẩn trong người c kiên cường ấy lại là 1 tâm hồn đa cảm đến run rẩy và dạt dào tình yêu thương.

* Tình cảm của ông thể hiện rõ nét nhất trong lần về phép thăm nhà, gặp vợ, gặp con

- Tình cảm của ông dành cho con mạnh đến mức làm “nôn nóng” tâm hồn ông. Đấy là niềm xúcđược dồn nén sau tám năm xa cách, thể hiện tình yêu sâu nặng của người cha dành cho đứa con bé của mình.

- Sự phản ứng bất ngờ của bé Thu (lạnh lùng từ chối cha) chính là bước ngoặt tâm lí của ông. Tin chuyển sang nỗi đau: đứng sững lại, mặt sầm lại và xót xa nhất là chi tiết: “Hai tay buông thõng như bị gãy”. Nỗi đau vô hình đã được hữu hình hóa qua phép so sánh đầy ấn tượng.

- Nhưng tình yêu con đã giúp ông kiên nhẫn và dịu dàng đánh thức ở bé Thu tình phụ tử: suốt n nhà, lúc nào cũng vỗ về con.

- Giờ phút chia tay: sự biến đổi bất ngờ của bé Thu đã làm ông xúc động đến rơi nước mắt.

=> Người chiến sĩ kiên cường trong lửa đạn ấy thật đa cảm và hạnh phúc trong giọt nước mắt, trước con yêu của mình.

* Tình cha con của ông Sáu càng bộc lộ sâu sắc khi ông lên căn cứ:

- Ông day dứt ân hận vì có lúc đã trót nóng giận đánh con.

- Ông luôn ám ảnh lời ngây thơ của con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

- Ông biến lời hứa thành hành động, có công làm cây lược cho con. Ông làm thận trọng và đã huyết, còn khắc lên đấy một dòng chữ tràn đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”.

= >Chiếc lược trở thành biểu tượng của lòng phụ tử, làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao yêu thương của người cha đối với đứa con xa cách. 

- Một tình huống éo le: “Ông Sáu hi sinh, chưa kịp trao lược tận tay cho con. Trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời, ông không quên gửi bác Ba để chuyển tới con chiếc lược thiêng liêng, là biểu của tình phụ tử. 

*Nhận xét:

 - Hai nhân vật khác nhau – một người cha dày dạn trên chiến trường với một đứa con thơ ngây b đều được Nguyễn Quang Sáng miêu tả tinh tế những diễn biến tâm lí sinh động sâu sắc. Câu chuyện cha con của ông Sáu gợi lên bao đau xót trước những éo le mà chiến tranh mang đến cho con đồng thời làm người đọc cảm động trước tình phụ tử, tình cảm gia đình, tình yêu thương của con đã vượt lên đau thương và cao hơn cả cái chết. 

3. Liên hệ, mở rộng: 

a. Trong cuộc sống thực tế. 

- Tình cảm gia đình hay tình mẫu tử, phụ tử nói riêng là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Tình cả đình là điểm tựa tinh thần, là cái nôi để con người bước tiếp trên những chặng đường dài. 

- Nêu ra những tấm gương có gia đình là điểm tựa: 

+ Cậu bé Đỗ Nhật Nam được biết đến là thần đồng, đỗ đại học danh tiếng của Mĩ nhưng không ph nhờ trí tuệ thiên tài mà đằng sau đó là gia đình, là người mẹ hết lòng chăm lo, tâm lí, chăm sóc, hành cùng con... 

+ Cuộc sống ngoài kia còn vô vàn những câu chuyện, những mảnh đời, câu chuyện về tình cảm gia khiến ta cảm động. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái như là thứ tình cảm tự nhiên nhất, đáng qúy mà mỗi người con cần biết trân trọng. 

b. Trong văn học 

- Có thể liên hệ với tác phẩm như: 

+ Tình cảm lão Hạc trong Lão Hạc của Nam Cao, lão dành mọi thứ cho cậu con trai, thậm chí lão cái chết để dành dụm từng đồng tiền cho con. 

+ Tình cảm của người mẹ chú bé Hồng trong Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của Ng Hồng), mẹ chú bé tha hương cầu thực nuôi những đứa con thơ dại, chịu điều tiếng để con du học,... 

+ Tình cảm của Vũ Nương dành cho bé Đàn, mong muốn con có tình thương đủ đầy của cả cha mà trong những ngày Trương Sinh đi lính, thường tự trỏ cái bóng của mình trên tường và bảo đó 1 Đản. Điều đó cũng vô tình gây nên bị kịch và cái chết oan khuất cho nàng.

c. Đánh giá: 

- Như vậy, tình cảm gia đình, tình cha con, mẹ con là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi con nhận được.

 - Thật bất hạnh cho những đứa con không biết trân quý thứ tình cảm thiêng liêng ấy. 

- Bổn phận của mỗi người con là phải biết ơn, biết dựa vào đó để trưởng thành, khôn lớn. Khôn công dưỡng dục và những tình cảm mà đấng sinh thành dành cho mình. 

- Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. 

Đề 2

Gợi ý

+ Nếu vấn đề

+ Bàn luận vấn đề

- "một ô cửa"; so sánh "thơ ca" với "ô cửa" kết nối con người với thế giới xung quanh.

- "mở tới tình yêu"; thơ ca mang đến cho con người những bài học về giá trị của tình yêu đời, yêu người.

Ý nghĩa của thơ ca: đánh thức tình yêu cuộc sống của con người. 

* Bình luận, chứng minh

Học sinh chọn phân tích một bài thơ đoạn thơ để chứng minh cho ý nghĩa đánh thức tình yêu cuộc sống trong con người. Học sinh có thể lựa chọn một trong những nội dung sau: 

- Thơ ca đánh thức tình yêu quê hương đất nước: trân trọng và tự hào về vẻ đẹp quê hương, có ý thức cống hiến, phát triển đất nước (HS chọn các khổ thơ/bài thơ "Sang thu", "Mùa xuân nho nhỏ","Quê hương", "Nói với con",...). 

- Thơ ca hưởng đến tình cảm giữa con người với con người: tình cảm gia đình ("Bếp lửa",...); tình đồng chí đồng đội, tình cảm quân dân ("Đồng chí", "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", "Lượm",...). 

* Đánh giá vấn đề 

- Khẳng định mối quan hệ giữa thơ ca và cuộc đời, ý nghĩa quan trọng của nghệ thuật chân chính trong việc giúp con người sống đẹp, sống thiện. 

- Khẳng định chức năng văn học của thơ ca: chức năng thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây