Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Tọa đàm về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Thứ hai - 22/07/2019 09:55
Chiều ngày 12/11/2015, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Đức Thọ) đã tổ chức buổi tọa đàm về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du. Cuộc tọa đàm do Tổ KHXH chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo ngành GD &ĐT Đức Thọ, toàn thể CBGV và đại diện của hơn 700 học sinh toàn trường.
Chiều ngày 12/11/2015, Trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Đức Thọ) đã tổ chức buổi tọa đàm về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” nhân dịp kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du. Cuộc tọa đàm do Tổ KHXH chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo ngành GD &ĐT Đức Thọ, toàn thể CBGV và đại diện của hơn 700 học sinh toàn trường.

Cô giáo Nguyễn Nữ Thanh Huyền khai mạc


Đại biểu tham dự


Văn nghệ chào mừng
 
      Cô Nguyễn Nữ Thanh Huyền, thành viên ban tổ chức, trao đổi: “Hằng năm, tổ KHXH thường tổ chức các hình thức câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa văn học với những chủ đề phong phú, hấp dẫn. Những nội dung về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều” đã nhiều lần xuất hiện trong các hoạt động ngoại khóa ấy. Năm học này, nhận thấy hình thức câu lạc bộ văn học được tổ chức ở nhiều nơi, chúng tôi muốn thay đổi cách làm, hướng vào chiều sâu bằng cuộc tọa đàm này.
      Tại buổi tọa đàm, có 14 tham luận của các giáo viên và học sinh được trình bày. Lời đề dẫn tọa đàm của thầy Nguyễn Thanh Truyền nhấn mạnh tầm vóc, ảnh hưởng sâu rộng của Nguyễn Du với văn học và văn hóa Việt Nam, với bè bạn quốc tế; sự cần thiết phải trao đổi về dạy và học Truyện Kiều ở THCS để đạt hiệu quả mong muốn. Các ý kiến tham luận cho thấy sự nghiền ngẫm công phu của cả thầy và trò, tiếp cận và làm sáng tỏ nhiều nét đặc sắc của tác phẩm. Có những tham luận tiếp cận xuyên suốt “Truyện Kiều” như “Tiếng đàn Thúy Kiều, một nét sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du” (cô Nguyễn Thị Tú Oanh), “Màu cỏ trong Truyện Kiều” (em Phan Lương Quỳnh Liên), “Một vài suy nghĩ về nhân vật Thúy Vân” (em Trần Thục An),… Có những tham luận tập trung khai thác các đoạn trích trong chương trình THCS như “Ngôn ngữ thiên nhiên trong Truyện Kiều qua hai đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích” (cô Nguyễn Nữ Thanh Huyền), “Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong các trích đoạn Truyện Kiều ở Ngữ văn 9” (cô Nguyễn Thị Huyền), “Vẻ đẹp một số từ ngữ trong các trích đoạn ở Ngữ văn 9” (cô Đinh Thị Thanh Tĩnh), “Cái hay của mấy dòng thơ tả vẻ đẹp Thúy Kiều” (em Cù Thị Cẩm Ly), “Cảm hứng nhân văn trong tám câu Buồn trông…” (em Nguyễn Anh Phương),… Nhiều ý kiến có tính chất đối thoại, trao đổi sôi nổi và hấp dẫn. Các ý kiến tham luận được ban tổ chức tập hợp lại làm kỷ yếu, thành tư liệu phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn các trích đoạn Kiều cũng như nhu cầu tìm hiểu về Nguyễn Du cùng những kiệt tác của Người.
 

Cô Đinh Thị Lệ Hòa


Em Cù Thị Cẩm Ly


Em Phan Lương Quỳnh Liên


Em Nguyễn Anh Phương
 
 
       Đan xen giữa những tham luận tọa đàm là những tiết mục văn nghệ của giáo viên và học sinh nhà trường. Đó là những tiết mục đặc sắc: ngâm các trích đoạn Kiều, những bài thơ nổi tiếng như “Bên mộ cụ Nguyễn Du”, “Tâm sự nàng Thúy Vân”,… hát những ca khúc: “Cung đàn Thúy Kiều”(Ngọc Thịnh), “Vọng bến quê” (Mạnh Chiến),… Những tiết mục văn nghệ vừa chứng tỏ sức lan tỏa của Nguyễn Du và Truyện Kiều vừa góp phần làm nên chất thơ cho buổi tọa đàm – bên cạnh màu sắc chuyên môn đầy hấp dẫn.

Thầy Nguyễn Thanh Tùng ngâm Kiều


Thầy Phạm Bá Tĩnh hát Cung đàn Thúy Kiều


Cô Phan Thị Hoài Hạ hát Vọng bến quê


Em Nguyễn Thùy Dung ngâm Kiều


Em Trịnh Trang Nhung đọc những câu tả Kiều làm thơ


Em Trầ Thị Thiên Nhàn đọc bài Bên mộ cụ Nguyễn Du
 
       Phát biểu tại buổi tọa đàm, thầy giáo Trịnh Hồng Mạnh – Phó trưởng phòng GD&ĐT Đức Thọ đánh giá cao hoạt động chuyên môn rất đặc thù nhưng có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc của nhà trường. Buổi tọa đàm đã làm giúp giáo viên và học sinh sáng tỏ hơn nhiều giá trị của Nguyễn Du và Tuyện Kiều. Thầy mong muốn trường có nhiều sinh hoạt phong phú về các tác giả khác nữa.

Thầy Trịnh Hồng Mạnh phát biểu


Thầy Dương Thế Vinh lẩy Kiều


Thầy Dương Thế Vinh trao quà cho các em học sinh có tham luận
 
 
       Thầy giáo Dương Thế Vinh - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu cảm ơn những đánh giá của lãnh dạo ngành, trao đổi thêm về tính chất tọa đàm, về những đặc sắc ngôn ngữ của Truyện Kiều và thầy vận dụng lẩy Kiều khi nói về những hoạt động ngoại khóa hằng năm của trường "Chén mừng xin đợi ngày này năm sau..."
      Thành công của buổi tọa đàm về Nguyễn Du và Truyện Kiều của trường THCS Hoàng Xuân Hãn là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc hướng về Nguyễn Du, hướng về một giá trị văn hóa dân tộc, một giá trị thuộc về nhân loại.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập213
  • Hôm nay44,713
  • Tháng hiện tại1,328,908
  • Tổng lượt truy cập39,800,055
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây