Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

BBT website giới thiệu cùng bạn đọc, bài giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh lịch sử cùng dân tộc” do em Trần Thị Phương Nhiên lớp 6C trình bày.

Xem tiếp...

ruyện Kiều và sự ra đời của Hội Kiều học Việt Nam

Thứ bảy - 20/07/2019 07:44
Khi viết Đoạn trường tân thanh cụ Nguyễn Du khiêm tốn gọi tác phẩm của mình là sách giải trí “mua vui cũng được một vài trống canh”, nhưng suốt hơn 200 năm qua, tác phẩm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống văn hoá, xã hội Việt Nam.

Ngôn ngữ Truyện Kiều đặc biệt trong sáng và hàm súc, là tinh hoa của ngôn ngữ Việt Nam. Truyện Kiều được đưa vào dạy ở các cấp học, được nghiên cứu ở nhiều góc độ: văn bản học, ngôn ngữ học, thi pháp học, triết lý nhân sinh, so sánh văn bản…Truyện Kiều cũng bước lên sân khấu, bước vào điện ảnh từ rất sớm.

Người Việt, ai cũng có thể dễ dàng dùng những câu thơ giàu ẩn ý trong Truyện Kiều để bình giải cho từng hoàn cảnh, từng số phận của cuộc đời mình. Truyện Kiều cũng vượt thời gian, không gian để gia nhập vào thế giới văn chương siêu việt của nhân loại, sánh vai cùng các kiệt tác của thế giới từ cổ đại đến hiện đại, là tác phẩm của mọi thời đại và mọi xứ sở.

Xin khoan nói tới niềm say mê của quần chúng bình dân đối với Truyện Kiều qua các câu lẩy Kiều, bói Kiều, giai thoại Truyện Kiều, cũng xin khoan nói tới niềm yêu thích của các nhà nho từ phong lưu tài tử đến bậc thức giả uyên thâm, chỉ xin đưa hai thí dụ gần đây nhất để thấy sức sống của Truyện Kiều.

Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đáp từ Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tại Hà Nội đã vận Kiều: “Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác. Như trong Truyện Kiều đã nói: “Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Nay ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan, những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Cùng nhau chúng ta hãy tận hưởng mùa xuân ấm áp này”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng và chia sẻ với các đồng chí lãnh đạo QH và Ủy viên UBTVQH khóa XIII vừa trúng cử: “Đây là một đội hình đẹp và chắc chắn sẽ tạo ra những bước đổi mới, đột phá hơn nữa trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII”. Nhắc lại hai câu thơ ông đã đọc trong ngày trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XII (“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn – Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không” – P.V), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động nói: “Có đồng chí nói sao khiêm nhường vậy, nhưng đó là tình cảm thật của tôi lúc đó (...). Giờ, xin gửi tặng các đồng chí mới trúng cử hai câu thơ: “Chén vui nhớ bữa hôm nay - Chén mừng xin đợi ngày rày… 5 năm sau”…

Từ một tác phẩm văn chương, ngành khoa học nghiên cứu Truyện Kiều cũng được hình thành. Bắt đầu là những bài bình Kiều, vịnh Kiều, tiếp đó là những khám phá, tranh luận về chữ nghĩa, về nhân vật, điển tích, triết lý, tư tưởng…, từ nhiều góc nhìn, nhiều lý thuyết thuận nghịch…Có thể nói sức sống của Truyện Kiều mang giá trị trường tồn, cái hay cái đẹp của Truyện Kiều cũng trường tồn. Do ảnh hưởng sâu rộng và đa dạng của Truyện Kiều nên việc nghiên cứu tác phẩm cũng trải rộng và lan toả đến nhiều lĩnh vực, nhiều phạm trù và nhiều ngành khoa học khác nhau. Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều đã trở thành một ngành khoa học.

Ngày 14.7.2011, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 1400/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hội Kiều học Việt Nam. Hội Kiều học Việt Nam (tên đầy đủ là Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều Việt Nam), ra đời nhằm đoàn kết, hội tụ các nhà nghiên cứu Truyện Kiều trong và ngoài nước ở mọi bộ môn, mọi ngành khoa học, những người yêu mến Truyện Kiều cùng nghiên cứu, giới thiệu các giá trị tinh hoa của Truyện Kiều để tôn vinh và bảo vệ di sản văn hoá tinh thần quý giá vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam, để:

“Trăm năm trong cõi người ta,

Truyện Kiều sáng mãi anh hoa Lạc Hồng”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập426
  • Hôm nay83,062
  • Tháng hiện tại1,481,246
  • Tổng lượt truy cập42,053,319
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây