Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Lối mở vào đời cho học sinh thi trượt

Thứ hai - 22/07/2019 11:52
Phần lớn các em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập, gặp khó khăn trong học văn hóa. Vì thế cùng lúc, vừa học văn hóa, vừa học nghề, tạo áp lực, quá tải...

Ngay sau khi thông tư sửa đổi quy định về quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Trung cấp, Cao đẳng, cho phép học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được học để lấy bằng Cao đẳng, nhiều trường đã lập tức bổ sung đối tượng này trong kế hoạch tuyển sinh năm nay.

Việc “mở lối” này, giải quyết phần nào tâm lý “sính bằng cấp” của không ít người hiện nay.

Thực chất bằng Cao đẳng nghề hay Trung cấp nghề, không quan trọng bằng kỹ năng người lao động có, đã học được trong trường nghề.

Theo chương trình này, các em có thể lựa chọn học 2 chương trình: Lấy bằng Trung cấp, hoặc lấy bằng Cao đẳng.

Nếu lấy bằng Cao đẳng, các em sẽ phải hoàn thành các môn Văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tốt nghiệp bậc Trung cấp, sau đó học thêm 1 năm sẽ được cấp bằng Cao đẳng.

Ảnh minh họa: Baovinhphuc.com.vn

Khó khăn nào đang đón chờ các em?

Theo thống kê, có khoảng 40% học sinh trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề bỏ học giữa chừng.

Phần lớn các em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập, gặp khó khăn trong học văn hóa. Vì thế cùng một lúc, vừa học văn hóa, vừa học nghề, tạo áp lực, gây quá tải, dẫn đến học sinh bỏ học giữa chừng.

Ngoài ra, việc học xong, không xin được việc làm phù hợp của các thế hệ trước cũng tác động không nhỏ đến tinh thần các em.

Học sinh mới tốt nghiệp Trung học cơ sở “ăn chưa no, lo chưa tới”, việc đi học chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn so với học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Giải pháp nào để giải quyết khó khăn?

Nâng cao chất lượng đào tạo của trường nghề, giải pháp tối ưu góp phần phân luồng sau Trung học cơ sở; đảm bảo sinh viên vừa học, vừa hành, ra trường doanh nghiệp không cần đào tạo lại.

Vừa dạy nghề, vừa dạy các kỹ năng mềm cho học sinh; đảm bảo học sinh hội nhập tốt sau khi ra trường.


Chán học chữ thì ta đi học nghề

Các trường nghề, liên kết với doanh nghiệp, tạo cơ hội thực hành cho học sinh; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; đảm bảo sinh viên tốt nghiệp là có việc làm.

Có phương pháp chăm sóc, đào tạo học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, khác so với đối tượng tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Vừa dạy, vừa dỗ, cần có giáo viên đủ kinh nghiệm, truyền được cảm hứng cũng như hiểu được tâm lý của các em.

Phối hợp nhà trường với gia đình chặt chẽ. Giáo viên thì không chỉ dạy chuyên môn mà còn phải hiểu được tâm lý, tính cách, hoàn cảnh các em, động viên, khuyến khích kịp thời khi thấy học sinh có dấu hiệu chán học, bỏ học.

Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm, bộ phận công tác Học sinh sinh viên phải quan tâm, chăm sóc, theo sát để nắm bắt nhu cầu; biết được các em đang gặp khó khăn gì để hỗ trợ, giải quyết.

Tư vấn ngành nghề cho phụ huynh và học sinh trước khi chọn nghề học rất quan trọng, chọn đúng nghề, đúng sở thích, sở trường đã giảm 70% khả năng bỏ học.

Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ, vui chơi lành mạnh, bổ ích tại trường để các em có cảm giác gắn bó, thoải mái với trường, với nghề mình chọn.  

Có phải trượt Đại học, trượt cấp ba, mới đi học nghề?

Học để biết, học để làm việc có ích, nuôi sống bản thân và gia đình. Không ít cử nhân thất nghiệp, quay lại học nghề, vì thế học nghề là lựa chọn không tồi trong bối cảnh “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.

Có nghề trong tay, không lo bị đói; thả đâu cũng sống được, làm đâu cũng ổn định. Cuộc sống, cần nhất sự ổn định; khi đã ổn định, không sợ đói, không sợ nghèo.

Nhiểu trường nghề hiện nay, sinh viên ra trường “đắt như tôm tươi”, các doanh nghiệp đã đặt hàng sẵn; các doanh nghiệp nước ngoài nhận sang làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; không ít gia đình “đổi đời” sau khi con tốt nghiệp trường nghề.

Dạy chữ đã khó, vừa dạy chữ, dạy nghề khó khăn gấp bội. Vượt qua khó khăn, dìu dắt học sinh vào đời, có nghề, có đào tạo là thành công khó đo đếm được của trường nghề.  

Nhìn nhận, đầu tư trường nghề đúng mức, đang xây dựng nguồn lực lao động của đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng đã đề ra. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập201
  • Hôm nay41,247
  • Tháng hiện tại1,325,442
  • Tổng lượt truy cập39,796,589
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây