Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Ngôi sao mai lấp lánh của bầu trời thi ca xứ Nghệ

Thứ bảy - 20/07/2019 06:25
Nhà thơ Xuân Hoài (1941-2006) tên thật là Bùi Xuân Huyến. Ông là một trong những chủ tịch Hội LHVHNT có nhiều công lao đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà cũng như của quê hương xứ Nghệ.

Kỷ niệm 40 năm thành lập Hội năm nay, giới văn nghệ sĩ Hà Tĩnh lại bồi hồi tưởng nhớ đến người con núi Hồng sông Lam trọn đời với thi ca với những câu thơ găm vào trí nhớ người đọc, chảy thành dòng nhạc, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hoá Hà Tĩnh: Nếu không có sông Lam/ Núi Hồng buồn biết mấy/ Núi Hồng không đứng đấy/ Sông Lam trong cũng thừa…

Xuất thân từ một thầy giáo dạy Toán, sau 12 năm gắn bó với những mái trường, vừa dạy Toán vừa làm thơ, năm 1974, nhà thơ Bùi Xuân Huyến bắt đầu tham gia vào công việc của Hội rồi lần lượt giữ các cương vị Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh và Hội VN Hà Tĩnh từ năm 1976 đến năm 1992.

Trong những năm làm lãnh đạo Hội, nhà thơ Xuân Hoài đã thể hiện hết trách nhiệm của một người đứng đầu cơ quan văn nghệ, tập hợp, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà sáng tác. Phong thái làm việc của ông mực thước và chỉn chu song vẫn dí dỏm, chân tình. Làm lãnh đạo Hội biết bao nhiêu việc nhưng nhà thơ vẫn dành thời gian đọc các tác phẩm của các cây bút mới và viết thư động viên khích lệ tác giả, viết lời giới thiệu cho các tập thơ.

Tôi là một trong số đó. Những ngày tôi còn đi dạy, nhận được bản thảo thơ của tôi gửi đến, ông đã đọc rất kỹ và viết thư gửi về trường động viên tôi viết, rồi cũng chính ông đã viết lời giới thiệu tập thơ đầu tay: “Cho em” của tôi. Sau này, tuy đã chuyển sang làm giám đốc Sở VHTT, công việc bộn bề nhưng ông vẫn theo dõi hoạt động của Hội, đọc kỹ các tác phẩm mới ra đời của hội viên.

Ông là một người lao động nghệ thuật say sưa và hết mình. Cho đến những ngày cuối đời, bị bạo bệnh, tay không cầm nổi bút, chân bước đi không vững nhưng những tứ thơ vẫn lấp lánh trong tâm hồn ông. Nhiều lần nhận được những bản thảo thơ do vợ ông chép lại, tôi vô cùng cảm động. Với 14 tác phẩm thơ đã xuất bản, nhà thơ Xuân Hoài đã để lại dấu ấn khó mời phai trong tâm tưởng người đọc.

Làm sao có thể quên: Con đường về bến Tam Soa, như câu thơ đẹp trải ra đón chào. Hay: Người xa từ những xứ nào/ Bao nhiêu nỗi nhớ buộc vào nơi tôi. Đặc biệt là những hình ảnh trong bài : “Những ngôi sao” đã được nhạc sĩ Quốc Nam phổ nhạc: Sao trên trời có những đêm lửa tắt/ Những ngôi sao Việt Nam đi đánh giặc/ Vẫn hành quân sáng rực bốn phương trời/ Cả những ngôi sao dừng lại vẫn ngời ngời.

Nhà thơ đã đi xa 4 năm nhưng những thi phẩm của ông, tấm gương lao động nghệ thuật của ông thì vẫn còn mãi toả sáng. Ông là ngôi sao mai lấp lánh trong bầu trời thi ca xứ Nghệ.

Nguồn tin: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay57,243
  • Tháng hiện tại1,341,438
  • Tổng lượt truy cập39,812,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây