Cố lại thường có những thủ đoạn bất ngờ đánh lại những người cố ghét. Quê làng Tùng Ảnh, Cố thuộc hạng hàn nho. Nhà tranh thấp giữa một vườn nhỏ. Láng giềng là một mụ goá giàu, vườn đầy những cây ăn quả. Những cây lá rậm rễ dài thì trồng dọc hàng rào, để cành và rễ bớt phạm vào vườn mình. Quả mít lớn, nặng, mọc thấp, cuống xuất từ thân cây. Những quả không ở mặt trong vườn có lúc bị kẻ qua đường hoặc người hàng xóm hái trộm trong đêm. Mỗi lúc có như vậy, thì rạng ngày sau, mụ chủ lấy hết lời tục tĩu chửi bới bâng quơ, đe doạ « đào mồ đào mả đứa ăn mít của tau ». Cố Điện nghe thế càng thêm ghét mụ. Sát vườn Cố, mụ cũng có một cây mít sai trái ; một quả mọc phía vườn Cố. Mùa hè, mít mật chín thơm nức. Mụ ra măn mo, chắc định ngày sau sẽ hái. Đêm ấy, Cố hái trộm quả ấy, rồi rạng ngày, Cố sai người mang sang làng bên cạnh, biếu ông thân sinh Mụ, ở tại làng ấy. Thấy mất mít, Mụ suốt ngày chửi « đứa ăn mít tau ». Cố bấm bụng cười, nhưng hàng xóm ai cũng chê Cố đã trộm mít và bị Mụ chửi rủa. Cách đó không lâu, đến ngày kị cha mình, Cố mời hàng xóm tới dự và cả cha Mụ, một bạn cũ của cha mình. Cha con Mụ gặp nhau. Cha khen mít con ngon, và cả mơn, trước mọi người, con gái mình đã biếu mình quả mít ! Mụ phải cúi đầu vâng dạ, nhưng hàng xóm hiểu chuyện đều bấm bụng cười. Từ đó Mụ cũng bớt lời chửi mắng. Nhiều chuyện như vậy đã xảy ra với Cố, cho nên chuyện đồn đại khắp miền và ai cũng kính nể Cố.
Họ hàng Cố, cũng như hầu hết văn thân Hà Tĩnh, mà nhất là văn thân phủ Đức Thọ, đều nổi dậy theo vua Hàm Nghi chống xâm lăng, khi vua chạy ra lánh giặc ở vùng Qui Hợp. Đình nguyên Phan Đình Phùng là chủc hốt phong trào Cần vương sau khi Hàm Nghi bị « thằng Ngọc » đem Tây bắt. Cha Cố vốn học với cụ Đình, quê làng Đông Thái kề làng Tùng Ảnh. Cả vùng phủ Đức theo khởi nghĩa Cần vương. Binh Pháp đặt đồn khống chế ở Linh Cảm cũng kề gần đó. Sau khi phong trào bị dẹp, cha Cố ẩn tích, mở trường dạy trẻ trong nhà. Nhưng làng xóm cho con em tới học đông. Sau ngày Tết nọ, trẻ bé ai cũng có một ít tiền quà, nên đua nhau đánh đáo. Chú Điện bấy giờ cũng học với cha. Chú mới họp các bạn, và bảo :
- Đánh đáo ăn thua chi ? Thà rằng đánh cuộc với tau. Tau đặt cuộc Tau được thì chỉ ăn một, nhưng ví tau thua thì chúng mi sẽ ăn hai.
Chúng đều hỏi cuộc gì, chú điềm nhiên trả lời :
- Rằm tháng giêng sắp đến. Tau đánh cuộc cha tau sẽ lạy tau !
Chúng nghe, đều sửng sốt lắc đầu : « Thằng ni nói trạng (láo) Thầy nghiêm như rứa ! Đời mô cha lại lạy con ».
Chú Điện vẫn khăng khăng giữ cuộc. Chúng bạn ham được chung tiền gần được một quan, rồi đợi ngày rằm. Trường quê chỉ có hai gian nhà ngoài, mái tranh nền đất ; trong kê một phản nhỏ cao và vài phản rộng hơn nhưng thấp. Ba bề trống trải, trông ra vườn. Ngày rằm là ngày viết trầm ôn lại. Thầy khăn áo chỉnhtề, ngồi lẳngl ặng trên phản cao. Các trò lom khom trên phản thấp, hay trên chiếu trải phủ nền đất, mài mực, trải giấy và tự viết những bài mình đã học mấy hôm trước.
Thình lình nghe một tiếng hét to. Ai cũng ngóc đầu xem, thì thấy chú Điện đang vừa hét vừa nhảy choi choi. Thầy đứng dậy, giơ roi, hỏi :
- Thằng Điện ! Mi mần chi rứa ?
Học trò nhao nhao bảo :
- Hắn mắc ma rồi !
Tuy ghét dị đoan, nhưng Thầy vẫn trọng quỉthần. Vả hạt rừng núi Việt Yên bây giờ không thiếu những kẻ bị Tây bắn chết, có lẽ xác còn bỏ lại bờ suối men rừng. Thầy nghiêm nghị tiến lại trước mặt Chú và hỏi :
- Ví thật là ma, thì hồn ai ?
Chú thôi nhảy, đứng im, mở mắt, thủngthỉnh trả lời :
- Ta là Thầy anh. Là Đình nguyên PHAN ĐÌNH-PHÙNG !
Các học trò thất sắc, nhưng Thầy vẫn ôn tồn tuy kínhc ẩn hơn hồi đầu, hỏi :
- Ví Thầy hiện về thật, thì lấy chi làm chứng ?
Chú đáp :
- Bảo người ra đầu hồi, bắc thang lên tìm dưới mái, chỗ góc hồi, dưới một cái tranh giả, quyển SÁCH HỌC ĐỀ CUƠNG giấu ở đó. Cứ đem vô đây thì sẽ rõ.
Thầy tái mặt ; nhớ lại rằng mình đã giấu dưới mái nhà nhiều tài liệu, kể cả chiếu Cầnvương lúc vua Hàm Nghi chạy ra đây. Thầy bảo học trò lớn ra tìm, thì quả có quyển SÁCH HỌC ĐỀ CUƠNG giấu trên chái. Chú Điện bảo giở tờ 15 ra, rút một mảnh giấy lồng vào « nòng » tờ, thì thấy quả nhiên là một bức thư ngắn của Châu Phong (hiệu Cụ Phan), khi ốm trong rừng, bảo đệtử dẫn bà vợ bé (bà Ngoéch Rừng) vào sănsóc thuốcthang cho Cụ. Trong khi mọi người kinhngạc, Thầy sụp xuống lạy Chú Điện, và « xin Thầy chỉ giáo ».
Điện chỉ dặn lại rằng phải giấu giấymá kín hơn, rồi lăn đùng xuống đất, mắt trương, miệng há, người cứng đơ như chết. Thế là hồn đã thăng. Chúngbạn lấy nước lạnh đổ vào mặt Chú, bấy giờ mới tỉnh. Thế là Chú được cuộc, và cả Cha lẫn bạn, ai cũng kínhnể Chú, và không ai dám hở câu chuyện ra, vì sợ Tây nó biết. Lâu sau khi Cha đã mất, một vài thânbằng nhắc chuyện, thì Cố Điện mới thú thực rằng hằng ngày nóng sốt, trong khi Cha ngủ trưa, chú hay trèo bắt giơi dưới mái hồi và đã khám phá ra bức thư kia từ trước. Nhưng cũng không ai đoán được ý định của chú bé : tinhnghịch chăng ? dạy cha bớt nghiêm chăng ? ghét bạn tham được của ngươi chăng ?
Cái khả năng của Cố Điện giả chết cũng đã nổi tiếng. Một hôm Cố đến chơi nhà Cha tôi. Các thanhniên đều xúm lại, xin Cố giả chết cho xem. Ban đầu, Cố chỉ cười. Rồi thình lình Cố nằm « thẳng cẳng » trên phản. Hai ba người đỡ đầu và chân, nhấc lên, mà Cố vẫn cứng đơđơ, không hề dichuyển. Chúng đặt lửa diêm kề trước mũi để xem Cố thở hay không. Lông mũi sém mà Cố nín thở. Lấy lông gà ngoáy tai, ngoáy mũi, Cố cũng nằm im. Lấy kim chích vào tay mà Cố cũng không chuyển. Cố thở trộm lúc nào, chúng cũng không hay. Khi Cố nói « ta đã tỉnh rồi » thì Cố lại thường như kẻ khác. Cố đã hay dùng thuật ấy để « lợm » người.
Một hôm, trái với thói thường, Cố ănmặc chỉnh chiện, đi thăm bạn ở Ô Chợ Dừa gần Hà Nội. Lúc ra về, một xe kéo chạy theo. Người kéo xe kèonèo « xin Cụ lên xe ». Thấy người phu xe gầygò, Cố hỏi :
- Anh có muốn đi ăn cao lâu với tôi chăng ?
- Đâu dám ! Tôi đâu có tiền.
Cố bảo : « Đã có tôi. Chúng ta đi hiệu Đông Hưng Viên hàng Buồm ». Xe tới hiệu. Cố vào, ngồi bàn cạnh cửa, rút ví ra đặt trước mình, rồi gọi hai mâm cơm hảohạng. Trước sự hơi thắc mắc của trai hầu, Cố nói có bạn sắp tới. Thế rồi các món ăn được đưa ra, bày laliệt. Cố gọi người phu xe chực trước cửa, mời lên cùng ăn. Trai hầu thấy chướng, nhưng không dám nói gì ; ví tiền đặt trên bàn, ý chừng để lấy tiền trả chủ tiệm. Không ngờ Cố đút ví vào túi áo, rồi Cố ngã lăn đùng xuống đất. Chú phu xe cúi xuống đỡ Cố dậy, nhưng thấy Cố như chừng cảm gió mà đã chết ngất rồi. Chú hô hoán lên. Chủ tiệm chạy tới xem ; thấy Cố ngắc ngoải, sợ cuống lên, vì khách bắt đầu đã đông. Chủ bèn hỏi nhà Cố ở đâu ? Người phu xe đáp : « Chỉ biết Cố từ Ô Chợ Dừa thuê xe đến ».
Chủ móc tiền trong túi, giúi vào tay chú phuxe và ghé miệng vào tai mà bảo : « Bác hãy đem ông Cụ về chỗ ấy ».
Hai người dìu Cố xuống đường, đẩy lên xe, rồi Chủ thúc phu xe kéo đi cho chóng. Ra đến đầu Hàng Ngang, Cố ngồi phắt dậy, cười hahả và hỏi : « Chú ăn cao lâu có ngon không ? »
Chú phu xe hỏi : « Cụ tỉnh rồi à ? »
Cố chỉ cười và bảo đưa Cố đến đầu đường để Cố lên tàu điện về Hà Đông. Cố trả tiền xe, nhưng người phu xe không những không lấy, mà còn cảm-ơn rốirít. Chuyện nầy được người đồn đại, cho nên lắm kẻ gằm ghè.
(Bài đã đăng Diễn Đàn số 16, 02.1993)
(Còn nữa)