Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

BBT website giới thiệu cùng bạn đọc, bài giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh lịch sử cùng dân tộc” do em Trần Thị Phương Nhiên lớp 6C trình bày.

Xem tiếp...

Cố Điện (Hoàng Xuân Hãn) - P6

Thứ bảy - 20/07/2019 08:55
Trong lúc ấy, nhiều nhóm nhân dân ta tự động, sắm khí giới, mộ binh lính để chống lại binh lực Pháp : nhóm Tán Thuật ở Bãi Sậy, nhóm Đinh Công Tráng ở Ba Đình và nhóm Cao Thắng ở Hương Sơn

Pháp đem đại quân dẹp vị trí Ba Đình, vì ở đây có tổ chức mạnh mẽ và đã đánh bại nhiều lần càn quét. Theo liêm phóng nhà binh Pháp, thì hình như nhân vật can trọng thứ hai chống Pháp, đề đốc Trần Xuân Soạn, đã dự vào tổchức Ba Đình, và sau khi thấtbại, chạy lên theo Tôn Thất Thuyết. Cũng theo nguồn ấy, Thuyết có về Ba Đình vào tháng giêng 1887 (xem B.A.V.H. số 41 trang 289). Sự chắcchắn là Thuyết và Soạn lưulạc ở Trung Quốc, và, vào tháng 11 năm 1889, tới Quảng Châu xin tịnạn ở vùng nầy. Về phần mạtlộ của Tôn Thất Thuyết, tôi sẽ có dịp kể dài hơn. Từ tháng 3 năm 1887, Phan Đình Phùng đã lánh ra Bắc, làm thầy đồ Nghệ dạy học tại nhà chánhtổng Nhung ở Mai Lĩnh thuộc phủ Hoài An (theo Đinh Xuân Lâm, sách Danh nhân Nghệ Tĩnh, trang l02), lại càng thấtvọng với ảovọng ngoạiviện. Nhưng trên núi Hương Sơn, một thưsinh trẻ thânthuộc của họ Phan, tên Cao Thắng đã lấy được súng tây bắt những thợ rèn hai xã Minh Lương và Vân Chàng theo mẫu mà rèn súng nạp-hậu. Đến khi đã gâydựng được một binhđội mới khá đông, Cao Thắng sai người ra Bắc mời Phan Đình Phùng về Hà Tĩnh chủtrương chống địch. Chánhtổng Nhung cũng theo đi, và về sau tử trận (chừng vào tháng 8 năm 1889). Bấy giờ vua Hàm Nghi đã bị bắt và đày rồi, hiệutriệu cầnvương mà không còn vua. Các nhóm kháng địch chungquanh, ở Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá đều đã tanrã. Thế mà Phan Đình Phùng không chánnản, hoặc đành chịu lánh ẩn ở Bắc, hoặc tìm trốn sang Thanh ; ông không từchối lời mời của Cao Thắng. Vào tháng 9 năm ấy (1889) ông trở về huyện Hương Sơn (theo tàiliệu trên, trang l03). Nghe tin ông về chống Pháp, nhiều tríthức hưởngứng. Các thủlĩnh nghĩađảng được chia quân và đóng đồn tại các địađiểm Pháp chưa quảntrị trong bốn tỉnh, từ Quảng Bình trở ra, nhất là tại xứ Nghệ Tĩnh. Nghĩaquân không những kiểmsát đường quân « bảohộ » dichuyển, mà còn đánh bại những đợt tấncông vào các đồn ; nhất là vào đạiđồn trungương ở Ngàn Rươi, trong thunglũng Ngàn Sâu. Nhưng Pháp đổi chiếnlược, khủngbố dânchúng để nghĩaquân phải tuyệtlương. Phan Đình Phùng quyếtđịnh đánh một trận lớn giải vây ; sai Cao Thắng đem hơn nghìn quân qua huyện Thanh Chương để xuống đánh đồn Pháp ở thành Vinh. Nhưng trong đêm một hôm tháng 9 năm 1893, Cao Thắng bị trọngthương trong khi xungkích đồn Nu, rồi chết. Từ đó, phongtrào nghĩaquân suyvi. Chủ tướng lại mang bệnh. Hạng quan « triều bảohộ » lại hènhạ, đem những luậthình dãman ra thithố để ép kẻ trungtrinh ra hàng : nào bắt gianhân (em ruột là Phan Đình Thông bị giam chết, mộ thânphụ là Phan Đình Tuyển bị đào lên). Không hiệuquả, chúng lại đưa đạiquân Pháp vào đánh đồn Vũ Quang, tức Ngàn Rươi. Theo tưvăn quan tỉnh Hà Tĩnh, thì Phan Đình Phùng bị thương, rồi mất ngày 13 tháng chạp năm Ất Vị, tức DL 28.12.1985 (theo tài liệu trên trang 111). Giaphả cũng chép ngày mất ấy, nhưng chỉ viết rằng « không may bị bệnh trong núi, tluốcthang không khỏíbèn mất ngày... » Nhưng ta phải biết rằng giaphả nầy chép liền sau phongtrào thấtbại. Lời rất dèdặt đối với Pháp và người dothám cho Pháp ; cho nên không hề nói đến sựnghiệp khángđịch rõràng của cụ Đình. Lời chép ấy như sau :
« Năm Ất Dậu (1885), vua Hàm Nghi chạy ra trú tại Sơn Phòng Hà Tĩnh, xuống chỉ tríệu ông tới Hành Tại báiyết và uỷ cho chức đổnguỷ nghĩaquân Nghệ Tĩnh. Ông vâng mệnh, không dám chối ; hăng lên dấy nghĩa, lấy người Pháp làm kẻ thù. Ông vào núi tránh, để lotính việc nước. Không may...(xem trên)
« Trước khi mất, ông biết sự không thành được, dặn vợ con và các kẻ tuỳhành hãy ra núi trìnhdiện để bảotoàn tínhmệnh. Vợ là bà Ngoéch Rừng, con thứ là Đình Cam, các cháu điệt là Đình Phương (con Đình Tuân) và Đình Nghinh (con Đình Thuật) đều bỏ núi về. Thầntíết thuỷchung của ông, tại Nam Kì và Bắc Kì đều nổi tiếng. Người Pháp cũng khen ông là người đứng đầu hàng lưunhân " (rebelle). Vợ sinh một trai là Bá Ngọc (hay Đình Hiệu), thiếp người Huế, bà Ngoéch Rừng, sinh một trai là Đình Cam và hai gái. »
Cô gái út kếthôn với tútài Hoàng Xuân Trích là đườnghuynh (anh con bác) kígiả ; năm 1921 làm thưlại tỉnhthành Thanh-hoá. Anh cô là Bá Ngọc (lại có tên Đình Cừ theo Tự điển Nhân vật lich sử Việt Nam tác giả Nguyễn Q.Thắng và Nguyễn Bá Thế, trang 778) vốn theo phongtrào Đôngdu, rồi bị Pháp quyếndụ về nước cộngsự với sở chínhtrị toànquyền, cùng Nguyễn Bá Trác. Năm 1921, y được phái sang Trung Quốc dothám tìnhhình Đông Du. Lúc qua Thanh Hoá, y lại thăm chị. Tôi trọ nhà chị ấy, được mụckích tròchuyện giữa y và vài người bạn đồnghành và có lẽ cũng đồngđiệu. Chính vào năm 1921, y bị đồngchí ở Hàng Châu nghikị và sai Lê Văn Phan (theo tự điển trên) bắn chết ở Hán Khẩu, trong một hoaviên, nhân đêm giaothừa pháo nổ ran. Hai mươi năm sau, tôi thường nói chuyện nầy với Dương Bá Trạc, anh giáosư Dương Quảng Hàm, mà cũng là chínhtrịphạm đã từng bị biệtxứ hồi phongtrào Đôngkinh Nghĩathục. Ông có giải thích sự giết " lầm " nầy. Bá Ngọc, theo lời ông, đã từng thôngmưu với một số bạn Đông Du, cho phép chụp một bức hình chung, rồi giao cho sở chínhtrị Pháp để lấy một món tiền to cho phongtrào. Nhưng sau khi đã chụp ảnh, nhóm Hàng Châu nghi và sợ, cho nên đã sai giết Bá Ngọc cho mất tang. Tôi không rõ thực hay hư, và sự ấy ra sao ? Dương Bá Trạc tự đoán hay bắt tin tự ai ?
Giữa năm 1895, người Pháp sai kẻ hợptác trungthành và cônghiệu nhất ở Trung-kì, là Nguyễn Thân, tới tiễuphủ phongtrào Nghệ Tĩnh. Chính y đã thihành chínhsách tuyệtlương, đànáp giađình, đào mộ tổtiên, rồi cuối cùng, khi được tin chủtướng đã mất, y lại sai đào mộ Phan Đình Phùng mới lấp, và đòi làng, họ nhận xác. Y sai đốt xác, lấy tro trộn thuốc súng mà bắn xuống sông cho mất tích. Lại sai dựng bia kể công mình ; và làm tội ác cuối cùng : dẫn những yếunhân ra thú về Kinh để xét, mà khi đến Quảng-trị, lại theo nhà binh Pháp chỉbảo, lạm quyền khâm mạng «tiền trảm hậu tấu» sai chém trước đi, kẻo sợ bộ thần có kẻ bênh nghĩa đảng. Trong những kẻ chịu hình, có nhiều người thân thuộc các họ Phan. Sĩ phu Nghệ Tĩnh đều thương xót. Khi được tin dữ, có tay hay chữ trong xứ làm câu đối điếu cụ Phan, lời rất dài (160 chữ), ý lất hay, văn rất kêu và thảm thiết. Ai biết chữ Hán cũng tìm phương chép lại hay học thuộc lòng. Vào khoảng năm 1918, tôi còn thấy cha tôi và nhiều bạn còn nhớ. Tôi đã so lại với các thoại thấy ngày nay, thì chỉ sai một vài chữ mà thôi. Tôi viết sau đây câu đối ấy bằng Hán văn (xem phụ trương) theo kí ức. Còn các thoại dịch nôm, thì phần lớn kẻ dịch không hiểu hết ý, nhất là bởi ở xa làng quê cụ Đình, họ không biết những cảnh tiêu biểu đất vùng ấy. Ví như Châu Mặc không những có nghĩa là son và mực, tiêubiểu sự họchành, mà Châu Sơn và Mặc Sơn là hai quả núi của vùng nầy, khiến cụ Phan đã lấy hiệu là Châu Phong (nhỏn núi Son), và ngày nay, dân làng Đông Thái đã đổi tên cũ ra Châu Phong. Cũng lối ấy, Tùng Mai không những trỏ cây thông mọc nơi sỏi đá mà chịu rét, hoa mai trong trắng nở đầu xuân, mà núi Tùng Lĩnh và vũng Mai Hồ là cảnh có danh của vùng nầy. Còn như La, Việt Trì trỏ La Sơn hoặc La Giang, và Việt Yên hay Yên Việt. Lại thêm lối văn xưa, tìm cách đối chữ cho ''cân'', như ''Đẩu Ngưu'' là hai chòm sao Nam Đẩu và Khiên Ngưu (nghĩa đen là cái bát và con trâu), thì đối với Cung Mã, nghĩa đen là cái cung và con ngựa, mà thành ngữ trỏ chiến tranh. Tôi sẽ dịch lại câu đối quan trọng ấy, nó đã làm rung động tâm hồn cả một thếhệ cụ Phan Điện :
« Anhhùng thành bại kể chi. Nầy cô trung, nầy đạinghĩa, thề cùng cực quầntử thuỷ chung. Núi Son sáng, rú Mực thiêng, đọc sách, những nghĩ cương thường nặng. Khá giận bấy ! Rường to sập đổ, một cột khôn nâng. Cung lạnh hương tàn. Ai chẳng với ngàn Sâu tức oán. Huống ngày ấy, rồng bay mây tối. Cùng than sự thế chẳng bền. Khá thương non Việt sông La, trăm năm văn hiến thành cung mã.
« Xưa nay trời đất không bờ. Nọ thác chảy, nọ non cao, dành để, đại trượngphu vùngvẫy. Gió sông Lam, sương rú Hống ; rét không chịu xuể, bách tùng khô. Bởi sao đây ? Bờ lở sóng tràn, giữa dòng đá chống. Sao dời vật đổi. Ai không trông cảnh cũ ngậnmgùi. Gặp lúc nầy, nhạn tản gió tung, chỉ tiếc lòng trời không giúp. Riêng để Mai trong Tùng cứng, quyết thác tinhthần chói Đẩu Ngưu. »
Tôi đã cốý dùng một số tiếng cổ còn thường dùng ở Nghệ Tĩnh, để tỏ tính cách địa phương lúc ấy của phong trào Cần Vương. Sĩ phu tại đây thương xót Phan Đình Phùng bao nhiêu thì lại ghét một người đồng làng, đồng lứa, đang theo đuổi công danh, giúp Pháp dẹp Cần Vương ở Bắc. Ấy là Hoàng Cao Khải.
Vănsĩ Nghệ Tĩnh tin rằng tácgiả câu đối ấy là cửnhân Nguyễn Thức Tự tức Cố Sơn (Sơn phòng sứ), một đảngnhân, sau dạy học riêng : học trò nhiều khoagiáp, như Phan Bôi Châu, Đặng Nguyên Cẩn (cha Đặng Thai Mai).



Họ Hoàng cùng ở làng Đông Thái, và có quanhhệ hônnhân với họ Phan Đình. Họ Hoàng không có người đậu đạikhoa. Và sang đời vua Nguyễn, mới bắt đầu có người đậu cửnhân, tức là Hoàng Văn Khải (khoa Mậu Thìn, Tự Đức thứ 21, 1868), sau đổi ra Cao Khải, bấy giờ mới 18 tuổi. Cha là Hoàng Chính, có quanchức nhỏ langtrung, có lẽ vốn đậu tútài. Khoa ấy, trường thi Nghệ An lấy 22 cửnhân, mà huyện La Sơn chiếm 8, và riêng các làng Việt Yên, Yên Đồng, Đông Thái có 7 ông đậu đồngkhoa với Phan Đình Thuật, anh ruột thứ hai cụ Phan ; và là rể Phan Duy Phong, bác thứ ba của cụ. Cô Điểu là vợ cả của Hoàng Cao Khải, sinh hai trai, sau làm quan với chínhphủ Bảohộ đến chức tổngđốc. Ấy là Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Trọng Phu. Các con đều cưới vợ thuộc các họ vùng quê nầy. Vợ cả Hoàng Trọng Phu, tên Phú, con gái Phan Đình Vận, đậu phóbảng, em út cụ Đình. Ý chừng, sau khi vợ có mang, Trọng Phu mới ra Bắc theo cha, rồi vì chiếntranh, xuhướng chínhtrị, không trở về quê nữa ; rồi cưới con gái viên đạilại Pháp, đốcphủ Đỗ Hữu Phương. Bà vợ cả ở Hà Tĩnh không táigiá. Theo mẹ tôi, ở làng Đông Thái, người ta vẫn gọi bà ấy là ''bà Thượng'', và người con gái của bà, sinh trong khi Trọng Phu đi Pháp học, được đặt tên là ''con em Tây''.
Sau khi đậu cửnhân rất trẻ, Hoàng Cao Khải chắc muốn đậu đạikhoa như nhiều ông cử trong tổng, trong làng. Nhưng vì lẽ giatư eohẹp, thua bạc, ông ra làm quan sớm, nhận giáochức nhỏ : huấnđạo huyện Thọ Xương, giữa nơi vănvật là Hà Nội. Cũng nhờ vậy, mà các quan to biết tiếng, cho nên ông chóng được thăng giáothụ phủ Hoài Đức, cạnh Hà Nội ; rồi được bổ sang chánhchức : trihuyện Thọ Xương. Ở đây, gầngụi những quan giữ tráchnhiệm lớn, không những quảnlí việc dân, mà còn đốiphó với binhlính và gianthương Pháp. Trong phe chủ hoà với binh Pháp, có Nguyễn Hữu Độ, được phái theo Trần Đình Túc ra Hà Nội điềuđình với quânnhân Pháp. Cuối năm 1882, Hữu Độ thay Hoàng Diệu (tự tử khi Rivière lấy thành ngày 25.4.1882), làm tổngđốc Hà Ninh, trựctiếp liênlạc với Pháp. Sau ngày 19.5.1883 Rivière tửtrận, quân Pháp đánh đuổi các quan ta. Nguyễn Hữu Độ tổngđốc, cũng như Hoàng Cao Khải trihuyện Thọ Xương đều chạy lên đất huyện Từ Liêm. Chínhphủ Pháp phái thêm quân tới Bắc Kì, và đặt chức caouỷ để uyhiếp hoàntoàn triềuđình Nguyễn và tổchức quyền Bảohộ. Cao uỷ Harmand đưa hạmđội phá các đồn ở cửa Thuận An, rồi nhân quantài vua Tự Đức chưa chôn, mà ép triềuđình phải bãi binh ở Bắc và bảo tất cả viênchức phải trở về lịsở mà làm việc caitrị theo chínhquyền bảohộ. Tuy phải kí điềuước trên, nhưng hai phụ chính Tường với Thuyết vẫn không ban lệnh thihành thựcsự. Viên thốngsứ đầutiên tại Hà Nội, Raymond Bonnal, trong sách hồikí Au Tonkin viết :
«Những lệnh gởi từ Huế cho các quan Bắc Kì, bảo phải theo hoàước 25.8 (hoàước Harmand), bãi binh và trở về lịsở, đều không hiệuquả. Hoặc bởi nghingờ người Pháp, hoặc bởi sợ quan trên trong bộ đã cấm ngầm, không một vị quan nào tìm cách ngoắcnối với chínhquyền Pháp, để tỏ mình định theo chínhthể mới » .
Phủ Caouỷ biết Nguyễn Hữu Độ rút về ở gần sông Đáy, và thuộc phái cầuhoà, có thể chiêudụ được ; mới sai người (có lẽ thủhạ giámmục Puginier) đưa thư của phủ Caouỷ gọi. Sau đây là lời ghi bởi Bonnal (tài liệu trên, trang 128) :
« Viên Hà Ninh tổngđốc làm gương hàngphục, không phải không có giấy mời trước, viết theo mệnhlệnh Caouỷ... Ngày 11.9. 1883, y sai đưa bức thư nầy cho vănphòng Thốngsứ :
"Nguyễn Hữu Độ, Hà Ninh tổngđốc, trântrọng xin đáp nhận bức thư mà Ngài đã gửi đến, cho hay rằng quan Caouỷ Pháp mời tôi tới gặp để trangtrải mọi việc với Caouỷ.
" Nước Nam và nước Pháp đã trở 1ại thành thânthiện, tôi không ngầnngại nữa, tôi sẽ lậptức ứngđáp lời gọi, liền sau khi tôi soạnsửa xong.
Tôi xin tới trìnhdiện với Caouỷ ngày rằm tháng nầy (15.8 ta tức là 15.9.1883) tại chỗ nào xin Ngài cho biết, và xin dẫn theo viên trihuyện Thọ Xương.
'' Tôi nhờ quan Giámđốc Vănphòng chuyển thư đáp nầy lên quan Caouỷ.
Tự Đức thứ 36, ngày 11 tháng 8 (11.9.1883) Ấn Hà Ninh tổngđốc.
«Nguyễn Hứu Độ đến Hà Nội đúng ngày hẹn, trìnhdiện với Caouỷ. Caouỷ sai người đẫn đến tôi, và bảo lập lại cho y chứcnhiệm cũ. Nguyễn Hữu Độ, coi chừng 50 tuổi ra vẻ tiềutụy vì sống langthang trong nhiều tháng. Diệnmạo chínhtrực, chỉ xẩm tối bởi bộ râu đen rậm, hiếm có cho người An Nam ; cách nhìn thẳngthắn, làm lợi trước để ta tin...
« Có một thanhniên theo ông ta, mặt mũi thanhnhã, thôngminh, mà ông giới thiệu với tôi là trihuyện Thọ Xương, ở trong lòng Hà Nội. Tên y là Hoàng Cao Khải. Tôi tiếp hai viên này một cách khoanhồng, và gắng hứa tươnglai vữngchắc cho họ. Thấy tôi đốíđãi nhã nhặn, cả hai đều cảmkích. Sau khi tôi hẹn sẽ lập lại cho cả hai quanchức và nghivệ cũ, thì họ cảmtạ với những lời lịchsự và thanhcao. Cho đến ngày Nguyễn Hữu Độ mất, sáu năm sau (1888), nước Pháp không khi nảo có kẻ phụtá tincậy và tậnlực như ông. Luôn luôn ông đã làm dễdàng các công việc cho ta, vừa giữ lòng trungthành với vua (Đồng Khánh) và nước của ông.
« Người thanhniên đi theo ông, Hoàng Cao Khải, thì tính cươngquyết, có nhiều thamvọng. Y cũng vậy, sẽ đem tậnlực bìnhđịnh Bắc Kì. Hoạnlộ rất cao là phầnthưởng xứngđáng cho các cônghuân của y đối với chínhquyền của y và nhà nước báohộ Pháp. »
Với quanđiểm thựcdân, sự thẩmsát của viên Thốngsứ đầutiên đối với hai nhânvật hợptác nầy là tinhtế. Nhưng sự thực là các viên nầy cốý làm ngược với triềuđình mình mật bảo, tức là phảnbội. Lúc đầu, Cao Khải chỉ là một kẻ phụtùng. Còn Nguyễn Hữu Độ thì thích hànhđộng, thích côngdanh. Nhân thấy về binhbị thì Pháp mạnh hơn ta nhiều, cho nên chủ hoà, và ghét hai phụchánh Tường và Thuyết. Biết rằng người Pháp không thể dung Tường và Thuyết, Hữu Độ theo Pháp, chắc mình sẽ thành một phóvương ở Bắc, quyền hơn những vị phụchánh kia. Trong hơn 20 tháng, tại Hà Nội, Hữu Độ được bổbán quanchức, nhưng phải làm thoả ý các tổchức văn võ Pháp, và phải ngậm bồhòn khi Pháp phạm đến chánhthể và nhâncách người nước ta. Ví như chuyện Pháp bắt tuầnphủ Hưng Yên, Nguyễn Văn Thận, giải về Hà Nội, xử tội tửhình. Trước lúc bị bắn, ông bạn già quen biết nhắn lại cảmơn y đã cấp cho... một cỗ quantài ! Hữu Độ tìm mọi kế ép dân Hà Nội bán đất chùa Báo Thiên cho giámmục Puginier để xây nhà thờ lớn Hà Nội. Rồi được Pháp gắn Bắcđẩu bộitinh. Sang tháng 4.1884, Patenôtre lại đem chiếnthuyền vào cửa Thuận, ép triềuđình huỷ quốc-ấn, kí lại hiệpước bảohộ. Trong lúc ấy, Hữu Độ vẫn nghiễmnhiên tự coi mình là " khâmsai ở Bắc ". Sau vụ Patenôtre, viện Cơmật gọi y về Kinh, và ra lệnh nếu không về thì phải tựtử như Hoàng Diệu ; nhưng y không vâng mệnh, và Pháp cũng không cho về. Một năm sau, De Courcy đem quân trở vào Huế, định bắt Thuyết và Tường, chắc sự ấy đã làm cho Hữu Độ đắcchí. Sau khi Thuyết đem vua Hàm Nghi chạy khỏi đôthành, Pháp liền đưa Hữu Độ về Huế ; rồi cùng mẹ và các vợ vua Tự Đức, các tônnhân thân Pháp chọn Đồng Khánh thay Hàm Nghi. Hữu Độ liền gả con gái cho vua, đặt người phe mình vào các bộ, viện, rồi cầm đầu Cơmật, trước khi trở ra Hà Nội với chức thựcthụ khâmsai. Y giúp Pháp bìnhđịnh xứ Bắc Kì, và huỷ quyền Triềuđình Huế tại đó, cho đến năm y mất (18.12.1988). Y và chínhquyền Pháp đã đồngtình chọn người thaythế sau nầy : ấy là người taychân mậtthiết : Hoàng Cao Khải.
Ngạnngữ có câu : Ai đưa con sáo sang sông ? Nguyễn Hữu Độ chính là kẻ đưa con sáo vàng ấy. Trong hơn 5 năm, Hữu Độ đẩy Hoàng Cao Khải từ chức trihuyện đến chức tổngđốc. Trong khoảng đầu năm 1884, Pháp đánh Lạng Sơn, thì Cao Khải được lĩnh chức ánsát Lạng Sơn, để bắt phuphen sung võbị. Rồi lĩnh chức quyền tuầnphủ Hưng Yên, sau khi quan tuầnphủ Thận bị xử tử. Y quảnlí mọi việc như trịan, trịthuỷ rất vừa ý nhà binh Pháp. Bị triệu về Kinh cùng Nguyễn Hữu Độ, y không tuân lệnh, nên sợ bị quan triềuđình sai người đầuđộc. Bonnal kể chuyện (sách trên, trang 223) rằng :
« Hoàng Cao Khải, còn trẻ, hănghái, có nhiều thamvọng, thì đã nhấtquyết chọn phe ta. Tintưởng rằng sự tiếnhành của chúng ta sẽ thànhcông, y ít để ý đến ý nghĩ của Tnềuđình, và chỉ cẩnthận tránh khỏi bị đầuđộc, bằng cách sai bà vợ cả (chỉ con bác Phan Đình Phùng) nấu ăn và trữ ngầm nước uống » .

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay94,293
  • Tháng hiện tại1,492,477
  • Tổng lượt truy cập42,064,550
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây