Từ liệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều

Thứ bảy - 20/07/2019 09:05
Tôi sinh không gặp thời, học hành thiếu sót, thường nghe truyện Kim Vân Kiều chép bằng tiếng Trung Quốc (Bạch thoại), nguyên xưa do nhà Ngũ Văn lâu ở Bắc triều đã đem nguyên bản khắc in truyền mãi đến nay
Nguyễn Văn Thắng (1803-?) người phường Yên Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Phụng Thiên Bắc Thành- Nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ
Hà Nội, đỗ  khoa Minh Mệnh 7 (1826). Trước được bổ chức Tham hiệp Thanh Hoa (tức Thanh Hoá), sau đổi làm Tham hiệp Nam Định. Tháng 3năm Minh Mệnh 12 (4-1831) phạm tội trong vụ thu mua gỗ lim, bị kết án rất nặng. Ngồi trong ngục buồn rầu, Nguyễn Văn Thắng thường ngâm ngợi Truyện Kiều cho khuây khoả, lại đem các nhân vật trong truyện Kiều làm đề tài bình luận, mỗi nhân vật làm thành cả một bài phú quốc âm (Nôm), gọi là “án案” (bình luận, đánh giá). Tập “án” Kim Vân Kiều của ông về sau được phường sách in ra để lưu hành. Đây là một trong những tác phẩm bình luận truyện Kiều xuất hiện rất sớm . 
 Lời Tựa:
Đạo của ta vận hành trong chốn trời đất bàng bạc, dẫu ở chỗ góc biển chân rừng, dân người lạo người man cũng đều được giáo hoá. Cho nên phàm những điều trăm nhà viết ra, cho đến những lời tạp ngữ truyền tình, chuyện cười mua vui [ cổ nhân cũng đều] không tiếc bút mực mà ghi chép lại cả, có lẽ là để cho ai khi có thời giờ rỗi rãi, không kiêng tránh
 
 “Tôi sinh không gặp thời, học hành thiếu sót, thường nghe truyện Kim Vân Kiều chép bằng tiếng Trung Quốc (Bạch thoại), nguyên xưa do nhà Ngũ Văn lâu ở Bắc triều đã đem nguyên bản khắc in truyền mãi đến nay. Cho đến khi quan Đông các nước ta (tức  Nguyễn Du) đem diễn thành quốc âm thì truyện ấy được phổ biến khắp nơi, chỉ nghe lời kể mà như được thấy mặt. Không chỉ các văn nhân tài tử mắt đọc mà tâm tình biến động, thần thái nhẹ  nhàng, đến kẻ ngu phu bỉ phụ miệng ngâm tay huơ chân múa!  Tôi trong buổi ấy còn đang long đong, rày đây mai đó, phiêu bạt khắp chốn giang hồ, chân chưa dừng bước, cánh bèo trôi dạt chưa bén rễ nơi nào, sống qua ngày tháng chẳng phải ưu tư. Mùa đông năm Canh Dần (1830) vì bị giam ở ngục, trọn ngày ngồi suông, không có gì để tả nỗi lòng, cho nên thường đọc truyện Kim Vân Kiều bằng quốc âm. Thật may mắn được biết những ngôn từ ấy. Nhưng nghĩ kỹ thấy trong 1.575 câu ấy, đầu cuối tiếp nhau, tả cảnh tả tình công phu tinh diệu, tiếc cho dẫu là thơ phú của Bằng quận công, Long Lĩnh hầu cũng khó có được vẻ đẹp như thế. Còn như hạng bọn tôi đâu dám tầm chương trích cú mà bày chuyện ra đâu! Tuy nhiên xét các nhân vật trong truyện, có người thì tài đáng yêu, nghĩa đáng khen mà đức hạnh thì có điều đáng tiếc. Có người thi tình đáng thương mà tính đáng răn, ác đáng ghét. Nhưng pháp luật không vì tình riêng,tội ác lẽ nào có thể dung tha mà luận bàn chung chung đươc! Lời nghị án cũ 500 năm sau án tình vẫn chưa có văn án rõ ràng thoả đáng! Nay tôi theo bản “Quốc triều luật lệ” xét đoán cho thấu chân tình, để không lưu lại sự ngưng trệ cho nghìn năm sau. Vì lẽ đó, tôi không ngại quê mùa mà trình một tiếng cười vậy !”
Đem luật lệ triều Nguyễn ra mà bình luận nhân vật truyện Kiều thì quả là khắt khe quá đáng! Nhưng nói đến các sáng tác lấy cảm hứng từ truyện Kiều thì tác phẩm này của ông Nghè làng Bưởi Nguyễn Văn Thắng, nhờ  văn từ và cảm thụ văn học tinh tế, vẫn được người yêu thích truyện Kiều nhắc nhở đến. Trích mấy đoạn sau đây:
-Bản án Thuý Kiều:
Hiếu tình có một, tài sắc gồm hai,
Hoa ghen thắm, liễu hờn xanh,
Ngọc trắng gương trong nền quốc sắc.
Cá mê vần, chim đắm khúc, non cao nước chảy bậc cung thương.
Giá thuyền quyên đã đáng đúc nhà vàng, sức tài nữ cũng nên trao thước ngọc.   ....
Tranh thuỷ mặc bốn câu ba vần,
Khách chung tình rút ruột động niềm tư,
Thơ  đoạn trường một vẫy mười  bài,
Bạn tri kỷ giật mình nhường giải nhất.
Kiếp má phấn đến khi rơi phận bạc,
Tấm lòng son không chút thẹn vừng hồng
Lỗ thịt xương thề giả đức sinh thành,
Nhắm mát chừ chân theo máy tạo.
Phút đâu ba cảm ăn lời ước hẹn, 
Trao tơ đem chỉ cậy tay em.
Phận bèo mây sá quản áng phong trần,
Phùng trăng gió chẳng phai lòng sắt đá.
Lời thần mọng gấm đeo phô chưa hết,
Cõi Lâm Tri dừng ngọc nét vàng tan.
Biếng thư hương 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay80,669
  • Tháng hiện tại1,952,549
  • Tổng lượt truy cập44,822,196
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây