Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

THCS Hoàng Xuân Hãn: Tập huấn sáng tác cho học sinh

Thứ tư - 21/08/2019 03:59
Chiều ngày 18/8/2019, Tổ Văn - Sử - GDCD - MT đã tổ chức tập huấn sáng tác cho học sinh các khối 7, 8, 9. Đối tượng tập huấn là các em học sinh trong đội tuyển HSG Ngữ văn và các em học sinh yêu thích, có năng khiếu sáng tác trong toàn trường.
     Tại buổi tập huấn, thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền đã chia sẻ nhiều hiểu biết về công việc sáng tác, về phong trào sáng tác ở trường THCS Hoàng Xuân Hãn từ trước đến nay.  Sáng tác văn học nghệ thuật xuất phát từ nhu cầu biếu hiện, nhu cầu biểu cảm của con người. Những hiểu biết về đời sống, ý thức trách nhiệm với đời sống là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu biểu hiện ấy. Việc tham gia viết bài cho các báo, tạp chí, tham gia các cuộc thi sáng tác theo các chủ đề gắn chặt ý thức với nhu cầu, khiến chúng ta biến hiểu biết thành nhu cầu bộc lộ, chia sẻ. Những thành công của học sinh trường THCS Năng khiếu Đức Thọ trước đây và THCS Hoàng Xuân Hãn thời gian qua ở Cuộc thi Viết – Vẽ Tuổi học trò cấp tỉnh là minh chứng thuyết phục cho điều đó.

tap huan 1

      Phần lớn thời gian của buổi tập huấn, thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền tập trung chia sẻ cho các em học sinh những hiểu biết cơ bản về Tản văn và Thơ.
      Ở mỗi chuyên đề, với mỗi thể loại, thầy cung cấp khái niệm, chỉ rõ đặc điểm cơ bản và hướng dẫn cách viết.
      Để chỉ rõ đặc điểm thể loại, ở Tản văn, thầy Truyền đã cho tất cả học sinh tiếp cận với hai tản văn: Xuân đến trường (Tào Thị Khánh Ly, cựu HS THCS Hoàng Xuân Hãn, đăng trên VHTT số 1/2016), Góc (Võ Đan Linh, cựu HS THCS Lê Văn Thiêm – Tp Hà Tĩnh, đăng trên Tạp chí Hồng Lĩnh, giải B Viết – Vẽ THT lần 11). Ở mỗi Tản văn, thầy đọc và chỉ rõ mạch cảm xúc, ý tưởng được triển khai như thế nào và ý tưởng bao trùm, ý tưởng ẩn sâu là gì. Thầy cũng phân tích giọng văn, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm của mỗi tản văn để các em thấy gần gũi, dễ hiểu và cảm nhận, dễ vận dụng. Cùng với những phân tích, thầy cũng gợi ý cách tìm ý tưởng mới mẻ và các hướng, các cách triển khai để Tản văn có mạch tự nhiên, lôi cuốn.
      Ở chuyên đề Thơ, thầy đưa ra hai ví dụ chính. Văn bản “Mỗi sáng cô đến lớp/ Mang theo quả địa cầu/ Cô ơi sức cô đâu/ Mà xoay tròn quả đất”(không rõ tên tác phẩm và tác giả) và bài “Quà tặng mẹ” của Trần Anh Tuấn (HS THCS Hoàng Xuân Hãn, đăng trên VHTT 3/2017). Với việc phân biệt cách nói cách viết bình thường với cách diễn đạt của Thơ, thầy đã cho học sinh biết đặc điểm, khâu quan trọng nhất của làm thơ là: tìm Tứ (là ý tưởng mới mẻ, là phát hiện độc đáo về đời sống) và triển khai ý tưởng ấy một cách ấn tượng. Yếu tố ngôn ngữ thơ cũng được thầy lưu ý các em. Các em cũng hiểu rõ làm thơ không khó và việc làm thơ hay cũng không phải ai cũng làm được.

tap huan 2
      Qua các chuyên đề, thầy Nguyễn Thanh Truyền cũng giúp các em hiểu, cảm nhận được niềm vui của lao động sáng tạo, đặc biệt là lao động nghệ thuật. Hy vọng, qua buổi chuyên đề tập huấn này, các em sẽ nhận được nhiều điều và nhu cầu biểu hiện, phương pháp biểu hiện sẽ thay đổi và ghi dấu bằng những sáng tác hay, bằng sự say mê và chất lượng học tập ngày một tốt hơn

Tác giả bài viết: Nguyễn Tú Oanh – Nguyễn Nữ Thanh Huyền

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay57,201
  • Tháng hiện tại1,341,396
  • Tổng lượt truy cập39,812,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây