Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Giao lưu với các nhà văn đến từ Hà Nội

Thứ hai - 22/07/2019 09:20
Đêm giao lưu có sự góp mặt của các nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Đào Thắng, Vũ Thị Hồng, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Hoa, Nguyên An,... các cán bộ giảng dạy của khoa Ngữ văn Đại học Vinh, đông đảo hội viên....
Tối ngày 21/2/2015, Hội VHNT Nghệ An tổ chức buổi gặp gỡ giao lưu với các nhà văn đến từ Hà Nội. Chúng tôi vinh dự tham gia cuộc hội ngộ văn chương ý nghĩa này khi nhận được lời mời của nhà văn Nguyễn Thị Phước – Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An.
 

Toàn cảnh buổi giao lưu (Ảnh: Báo Nghệ An điện tử)

      Đêm giao lưu có sự góp mặt của các nhà văn Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, Đào Thắng, Vũ Thị Hồng, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Hữu Sơn, Phạm Hoa, Nguyên An,... các cán bộ giảng dạy của khoa Ngữ văn Đại học Vinh, đông đảo hội viên Hội VHNT Nghệ An và công chúng yêu văn chương. Cuộc gặp gỡ có sự góp mặt của đồng chí Hồ Đức Phớc – Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
 

Từ trái qua phải: các nhà văn Vũ Thị Hồng, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng,...

      Tại cuộc giao lưu, các nhà văn đã chia sẻ với bạn đọc nhiều câu chuyện văn chương nghệ thuật liên quan đến các tác phẩm được công chúng yêu mến, chia sẻ những kỉ niệm những tình cảm sâu sắc với mảnh đất và con người Nghệ Tĩnh. Bạn đọc tham gia đêm giao lưu cũng đặt ra nhiều câu hỏi thú vị, các nhà văn cũng có cách đối thoại rất chân thành, cởi mở.
 

Nhà văn Lê Minh Khuê đang nghe dân ca Nghệ Tĩnh
      Bầu không khí văn chương thêm phần ý nghĩa khi đồng chí Hồ Đức Phớc xin phép phát biểu. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tự nhận mình là người yêu mến văn chương, mang ơn văn chương, mang ơn các nhà văn đã viết nên những trang văn đẹp, thắp lên tình yêu và trách nhiệm với cuộc đời. Đồng chí kể về cảm xúc và ấn tượng sâu sắc với những trang văn suốt thời niên thiếu, đồng chí đọc thuộc lòng những đoạn văn hay trong “Thép đã tôi thế đấy” (Nikolai Ostrovsky), “Mở rừng” (Lê Lựu),... Nghe những tâm sự ấy ai cũng tin trong đồng chí Hồ Đức Phớc còn có chất thi sĩ, rằng Hồ Đức Phớc làm thơ không còn là chuyện tin đồn. Đồng chí Bí thư cũng chia sẻ quan niệm về một xã hội phát triển bền vững. Theo đồng chí, xã hội muốn phát triển bền vững cần bốn nhân tố cốt lõi: kinh tế, văn hóa, việc ban hành và thực thi pháp luật và nhân tố con người. Trong đó, con người là động lực phát triển. Trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, rất cần vai trò của văn chương. Trí tuệ, ý chí, tình cảm... nhờ văn chương khơi nguồn, bồi đắp. Những chia sẻ xuất phát từ trải nghiệm cá nhân của đồng chí Hồ Đức Phớc rất thú vị, nhận được sự đồng cảm của mọi người.
 

Đồng chí Hồ Đức Phớc tặng hoa các nhà văn (Ảnh: Báo Nghệ An điện tử)


Giáo viên THCS Hoàng Xuân Hãn chụp ảnh lưu niệm với các nhà văn, nghệ sĩ

      Cùng với những câu chuyện văn chương đầy ý nghĩa mà các nhà văn chia sẻ liên quan đến các tác phẩm nổi tiếng như “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, “Những ngôi sao xa xôi”, “Dòng sông mía”,... mọi người còn được thưởng thức những tiết mục âm nhạc đặc sắc với những ca khúc phổ thơ, những bài ca cách mạng đi cùng năm tháng, đặc biệt là tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh do hai nghệ sĩ Hồng Lựu và Hồng Dương trình bày.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay72,781
  • Tháng hiện tại1,485,652
  • Tổng lượt truy cập39,956,799
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây