Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Đọc lại bài thơ của người chiến sỹ năm xưa

Thứ bảy - 20/07/2019 06:22
Bài thơ có tựa đề giản dị “Tôi Đi Theo Anh”, phía dưới ghi rõ dòng chữ: “Kính tặng tất cả chiến sĩ Q.Đ.N.D.V.N” của Hoàng Hồ. Cuối bài ghi thời điểm sáng tác: “Kỷ niệm ngày Quân giải phóng tiến đến Gia –rây 4/4/1975, chưa giải phóng Sài –gòn”.

1. Bài thơ có tựa đề giản dị “Tôi Đi Theo Anh”, phía dưới ghi rõ dòng chữ: “Kính tặng tất cả chiến sĩ Q.Đ.N.D.V.N”của Hoàng Hồ. Cuối bài ghi thời điểm sáng tác: “Kỷ niệm ngày Quân giải phóng tiến đến Gia –rây 4/4/1975, chưa giải phóng Sài –gòn”.

 

Nguyên văn bài thơ như sau:

 Anh giải phóng quân ơi!

Hãy dừng đây giây phút

Tôi sẵn sàng hành lý bước theo anh,

Vui làm sao trong tiếng  nhạc quân hành

Quân ta tiến như cuồng phong bão tố!

Anh giải phóng quân ơi!

Bao năm dài gian khổ

Anh biết chăng tôi trông đợi từng giây

Tôi ước mơ chỉ có một ngày nầy…

Sung sướng quá lệ tôi không ngưng được!

Anh về đây

Những rặng dừa xiêm xanh mượt

Đang uốn mình trước gió trước gió ngẩng chào anh

Tiếng hò reo trong nắng sớm thơm lành

Của lũ trẻ đón mừng anh chiến thắng!

Kìa! Những mẹ già quá nhiều năm cay đắng

Đang mỉm cười niềm nở bắt tay ai…

Đây! em tôi những mái tóc chấm vai

Đang nhoẻn miệng và cúi đầu e lệ!

Anh dừng đây

Lắng tai nghe tôi kể

Bao năm dài thù hận ngập trời cao

Lũ Việt gian chúng sát hại đồng bào

Người yêu nước bị chúng tù đày bắn giết

Hàng cau xanh ngày xa xưa xanh biếc

Giờ đâu còn bị bom đạn hoang tàn

Toàn ngục tù và những tiếng rên than

Quê tôi đây: cả miền Nam là đấy!

Anh giải phóng quân ơi!

Bước anh đi như triều dâng sóng dậy

Bót đồn thù cuốn sạch dưới chân anh

Ngục tù xưa anh đạp nát tan tành

Trường học mới bước theo anh tôi dựng.

Anh ơi!

Giờ đây tôi đang đứng

Giữa bầu trời xanh đỏ rực ánh sao

Anh cho tôi sống lại cái thuở nào

Từng mơ ước là “tự do độc lập”

Xương anh đổ máu tươi anh chảy khắp

Đất nước nầy cho dân tộc Việt Nam

Oai hùng thay! Lại lịch sử anh làm

Công anh lớn như Quang Trung, Lê Lợi…

Thao thức mãi bao năm dài chờ đợi

Chừ anh về thành kính cảm ơn anh.

Anh giải phóng quân ơi!

Tôi nguyện đầu quân làm người chiến sĩ

Ta sẽ đi khắp Miền Nam yêu quý

Về Sài Gòn thành phố cũ mến yêu

Nòng pháo quây lên

Ngạo nghễ nắng chiều

Nhả đạn đi anh

Như ầm ầm thác đổ

Cho tan xác lũ Việt gian mà lòng dân phẫn nộ

Sập lâu đài hang ổ giặc xâm lăng

Anh đừng lo

Ngày mai đây ta xây đẹp mấy mươi lần

Ta kẻ một biển son “Thành phố Hồ Chí Minh bất diệt”

Quân giải phóng Miền Nam

Đứng dưới cờ sao lẫm liệt

Điệp điệp trùng trùng trong triệu tiếng hoan hô!

Trên đầu ta có bức ảnh Cụ Hồ

Đỏ rực Sài Gòn một vùng trời bất khuất!

 

            *

Tôi cảm ơn anh đã dừng đây giây phút

Và bây giờ khăn gói bước theo anh.

 

2. Hoàng Hồ chính là bút danh khi sáng tác thơ, còn Anh tên thật là Nguyễn Văn Hai, sinh 1928, Bạc Liêu, tự Việt, có thời gian tham gia hoạt động cách mạng trên địa bàn Thị Xã Long Khánh - Bà Rịa. Đó chỉ là một số thông tin ít ỏi về Anh. Bằng giọng kể chân thành và hình ảnh thơ mộc mạc không chút gì trau chuốt Anh hết lời ngợi ca người chiến sĩ Quân Đội Nhân Việt Nam anh hùng tiến về giải phóng Gia-Ray, núi Chứa Chan còn gọi là Ngã Ba Ông Đồn - căn cứ 1cửa ngõ của cửa ngõ để quân Cách Mạng mười bảy ngày sau21/4 đánh tan “tuyến phòng thủ thép” Xuân Lộc (1)  hành quân thần tốc “Tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô” (2). Xúc cảm tuôn theo độ dài 64 câu thơ. Xúc cảm như không của riêng Anh mà là của bao người dân đang sống cảnh nhà tan, cửa nát, trào niềm vui chào đón những đứa con của Nhân Dân đang làm nên lịch sử.

3. Quen biết nhau xem như là có duyên trong cõi đời tạm. Tôi gọi là Anh, nhưng thực ra về tuổi đời Anh thuộc bậc cao niên, theo năm sinh (1928) giờ đã 84 tuổi. Vì hoàn cảnh, gia đình tôi rời Thành phố về đất mới Lập Thành, (3) dưới chân núi Gia – ray sinh sống. Ngoài tình thân đồng hương với cha mẹ tôi, riêng với tôi còn có chút tình văn chương vì anh đã ký tặng tôi hai bài thơ. Đó là bài thơ  “Tôi Đi Theo Anh” nói trên và một bài được in hẳn hòi trên giấy cứng,“Chiều Đông trong tù” viết năm 1960, có in ảnh của nghệ sĩ Bích Liên diễn ngâm thi phẩm khi chuyển công tác về quậnTư – TP.HCM tháng 5/1976.  Anh còn tặng một tập nhỏ khoảng mười bài đã từng được đăng trên các báo Thần Chung, Đuốc Nhà Nam bộ mới những năm của thập niên 60 với bút danh Hoàng Hồ.

Dòng thời gian cứ chảy trôi, chảy trôi …cuốn đi tất cả. Bài thơ Anh viết cách đây gần 40 năm, chữ đã phôi phai nhiều, giấy đã sắp vụn đi nhưng tâm tình chân thành của Anh trong bài thơ năm xưa viết về đoàn quân oai hùng quân Giải phóng Miền Nam, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam vẫn tươi nguyên dòng xúc cảm sôi trào ngày ấy.

Biết Anh vẫn còn với đời, còn với Bạc Liêu, tôi mừng lắm tìm đọc lại thơ Anh. Chỉ là người nhặt nhạnh và có vài sẻ chia nhưng tôi vẫn tin rằng những vần thơ mộc mạc như hạt lúa, củ khoai của bài thơ  “Tôi Đi Theo Anh”  - Hoàng Hồ sẽ hòa thuận vào dòng chảy dạt dào Thơ Ca Kháng Chiến Việt Nam mà khó ai có thể bứt rời.

Thị Trấn Gia – Ray, 22/12/2012

Viết lại 8/4/2013

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay36,216
  • Tháng hiện tại1,320,411
  • Tổng lượt truy cập39,791,558
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây