Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Lời tri ân thầy giáo Dương Thế Vinh

Thứ tư - 31/07/2019 12:06
Nắng tháng 11 sao mong manh và ngọt một cách lạ lùng. Tôi cười vu vơ, bước đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu mến
Trường THCS Hoàng Xuân Hãn chào đón tôi với màu lá bàng ươm sắc đỏ. Dòng cảm xúc trong tôi chợt ùa đến, xâm chiếm tâm hồn như đã ứ nghẹn lại từ lâu lắm rồi vậy.
     Tháng 11 đẹp lắm, nhưng sao lạ lẫm. Thầy về hưu rồi, hoa không tặng được, thư không kịp trao. Ngày nhà giáo Việt Nam sao em thấy áy náy thầy ơi.
     Thầy đi rồi lại có hiệu trưởng mới. Giọng cô trong, rõ ràng, lời nói súc tích. Nhưng thi thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục sân khấu, nói những câu chuyện thú vị và lôi cuốn. Tại mái trường Hoàng Xuân Hãn thân yêu, chúng em đã quá quen với vẻ mộc mạc, giọng nói trầm ấm nhưng hơi….nhanh của thầy mất rồi!
     Không biết đã qua bao nhiêu ngày nắng, hôm mưa. Em chỉ biết thầy đồng hành cùng khoá chúng em một năm rưỡi. Trước ngày thầy đi, cô giáo chủ nhiệm lớp em đã dành hẳn một tiết học để kể về thầy và về trường. “Ta cứ tưởng trái tim mình khoẻ lắm/ Hoàng Xuân Hãn thân yêu 24 năm trời/ Em về sau ta mấy năm có phải? Biết là không…mà cứ….khôn nguôi.” Hơn 26 năm thầy dẫn dắt bao thế hệ học trò. Từ một ngôi trường mới sát nhập trở thành THCS Hoàng Xuân Hãn lừng lẫy với bao thành tích. Hơn 26 năm dãy dỗ, quản lí lũ học sinh THCS nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn một lời. Ai đó từng nói:” Tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm!
     Mười ba tuổi, chúng em chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khoẻ ngày ngày đặt hết tâm huyết vào thế hệ trẻ, vào thơ văn, ngày ngày đến trường quản thúc lũ học sinh cuối cùng trong cuộc đời nhà giáo của mình.
     Quyết định của thầy không hề vội vã, nhưng lại gây cho em một bất ngờ lớn. Thầy nghỉ rồi…chúng em lại nhớ….
     Không còn người thầy gần 60 tuổi mỗi sáng chào cờ đứng trên bục sân khấu, kể cho chúng em nghe những điều thú vị trong cuộc sống quý giá này …Dẫu cho có những kẻ vô tâm bậc nhất ở dưới kia có bỏ qua những câu chuyện bổ ích đó, dẫu cho cổ họng có ngày một khàn hơn…Dẫu cho chân có mỏi, thắt lưng có tê…
     Không còn những lời tâm sự về nhà giáo, thơ ca, kinh nghiệm từ cuộc sống từng trải của thầy.
     Không còn những quyển sách hay, mẩu chuyện hay do thầy góp nhặt.
     Cũng không còn thân ảnh gầy gò vịn tay lan can, nhìn xuống cảnh trường với vẻ tự hào
     Như thường ngày em lại ra về, nô bùa trên sân cùng vào đứa bạn vào ca tan tầm, em ngước nhìn hành lang tầng hai, nơi đối diện với dãy nhà khối 6;7 ấy, cửa phòng hiệu trưởng vẫn khép hờ, nhưng người cũ đâu không thấy. Thầy không còn ở đó, mắt dõi theo từng tốp từng tốp học sinh ra về như lưu luyến, thi thoảng lại mắng nhẹ vào ba học sinh quậy quá trớn, nếp nhăn thầy vẫn nguyên, không hằn sâu hơn cũng không biến mất, mắt vẫn cười.
     Chúng em không được học cùng thầy, chỉ được đứng từ xa nhìn thầy. Muốn gặp thầy nhưng không biện được lí do gì để lên phòng hiệu trưởng. Mỗi sáng chào cờ là thời điểm lí tưởng để quan sát, trò chuyện qua tâm hồn cùng thầy. Nhưng loa trường mình lại không cho phép thầy ạ! Nó gián tiếp cắt đứt từng câu từng chữ thầy nói, làm em giận đến phát điên lên. Em lại ngồi xa thầy lắm, ở cuối dãy khối 7 xa xa, bị chắn cây bàng mất rồi!
     Em ganh tị với những anh chị khoá trước vô cùng. Học cùng thầy đúng là một diễm phúc. Em đã rất nhiều lần thử tưởng tượng, thầy sẽ dạy chúng em như thế nào, về những điều gì, giọng thầy sẽ ra sao và thần thái, cửa chỉ thầy sẽ rất bình thản  như những vần thơ thầy viết hay luống cuống và gấp gáp như đuổi kịp thời gian, cố gắng truyền tải nhiều nhất có thể.
     Người ta nói “Viết thư là cách bày tỏ cảm xúc sống động và chân thực nhất.” Và trong đêm nay, bên khung cửa sổ đồ sao trời và lộng gió đầu đông. Em dành khoảng lặng hiếm có này để nghĩ về thầy…
     Tuy có hơi muộn màng. Nhưng 20/11 có lẽ là cái giá hoàn hảo để em gạt sự e thẹn qua một bên, viết nên những dòng tâm tư đã muốn nói từ lâu lắm rồi. Tuy có lẽ thầy sẽ không đọc được bức thư này, nhưng những dòng chữ ướt át và vụng về này sẽ thay chúng em – những học sinh khối 7 nói lên tất cả. Mỗi khi gặp ai, trò chuyện với ai, có thể tự hào nói: “Tôi là học sinh thầy Dương Thế vinh – người sở hữu tâm hồn trong sáng thơ mộng, bay bổng đậm chất thơ ca.”
     Chúc thầy 20/11 vui vẻ. Chúc thầy luôn khoẻ mạnh. Học trò - những con người non nớt và những vần thơ sẽ sống mãi với thầy!

Tác giả bài viết: Võ Thị Phương Thảo – 7A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay60,236
  • Tháng hiện tại1,373,341
  • Tổng lượt truy cập39,844,488
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây