Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Tiết chào cờ tuần thứ 12 năm học 2019 - 2020

Thứ hai - 18/11/2019 15:54
Sáng thứ Hai, ngày 18/11/2019, toàn thể CBGV - HS trong toàn trường đã tham dự “Lễ chào cờ”. Đây là lễ chào cờ lần thứ 12 trong năm học 2019 – 2020
      Trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo. Sáng nay, ngày 18/11/2019, toàn thể CBGV - HS trong toàn trường đã tham dự “Lễ chào cờ” và sinh hoạt chào mừng Kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2019)
      Cách đây 37 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của BGD và Công đoàn GD VN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi Quyết định trên ra đời, ngày “Nhà giáo Việt Nam” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay ngày “Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỉ niệm của cả nước. Là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD & ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo.

      Sự tôn vinh người thầy nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. “Tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân – Sư – Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.



      Kết thúc chương trình là các tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh lớp 9E







 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay59,754
  • Tháng hiện tại1,646,285
  • Tổng lượt truy cập40,117,432
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây