Sau các nghi lễ, thầy giáo Nguyễn Như Sang – Tổng phụ trách đội nhận xét các hoạt động đội trong tuần vừa qua và triển khai một số hoạt động trong tuần tiếp theo.
Tháng 11, với chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”, nhà trường đã phát động thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng “Kỷ niệm 35 ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11”. Thay mặt BGH nhà trường cô giáo Đặng Thị Trâm – Hiệu trưởng nhà trường đã biểu dương sự nổ lực, cố gắng của thầy và trò. Với nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích như: Tổ chức thành công CLB “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Văn học dân gian”. Đây là một hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh về văn học dân gian, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác cho học sinh. Học sinh được bồi dưỡng thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa của dân tộc, biết yêu thương con người, có sự rung cảm trước những tác phẩm văn học dân gian
Về công tác mũi nhọn, các em đã tham gia thi chọn đội tuyển HSG của 8 môn cấp huyện. Mặc dù mới có kết quả 2 môn Toán, và Ngữ văn nhưng với số lượng đạt 7/10 em là một kết quả đáng khích lệ. Trong tháng 11, nhà trường phát động phong trào “Viết về mái trường, thầy cô và bè bạn”. Đây là một hoạt động thường niên của nhà trường xuyên suốt trong những năm qua. Hoạt động này luôn được sự hưởng ứng, cổ vũ của toàn thể CBGV và học sinh trong nhà trường. Kết thúc tháng 11 đã có 1 bài viết trên báo “Hội người làm báo” của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng Yến, 7 bài viết trên Website nhà trường, trong đó có 1 bài của cô giáo Đinh Thị Thanh Tĩnh và 6 bài của học sinh. Cũng trong tháng 11 có 15 lượt em được đăng trên tạp chí “Toán tuổi thơ”. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hùng có 4 bài viết trên Tạp chí "Toán tuổi thơ"
Tiếp tục phát huy truyền thống “Thay đổi nội dung trong tiết chào cờ đầu tuần”. Tiếp theo chương trình em Trần Thu Uyên – 9C thuyết trình “Bạo lực học đường” Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bạo lực học đường từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Hậu quả của các vụ bạo lực học đường không chỉ dẫn đến những chấn thương về thể xác, mà còn ảnh hưởng nặng đến tinh thần nạn nhân. Bạo lực học đường: là những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học. Vậy nguyên nhân chính phải chăng là học sinh bế tắc dẫn đến bạo lực như là một cách hành xử ? Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người. Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội.
Sau phần thuyết trình “Bạo lực học đường” là phần kể chuyện “Sự tích Đầm Mực” do em Bùi Thanh Trà – 6B thể hiện. Có lẽ trong tuổi thơ chúng ta không ai là không gắn liền với một truyện cổ tích Việt Nam. Có những câu chuyện cổ tích đi liền với thời gian và mỗi truyện là cho chúng ta một bài học nhỏ. Sự tích đầm mực là truyện cổ tích nói về lý do sự ra đời của đầm mực. Giúp bạn hiểu được tấm lòng và sự tốt bụng và sự hy sinh của hai anh em thuồng luồng
.
Kết thúc chương trình tiết chào cờ là các ca khúc: “Lá thư gửi thầy” – do các em Hà Anh, Cẩm Ly, Diệu Châu lớp 6B thể hiện. “Kim Đồng” – do tốp ca lớp 6B thể hiện
Phát thưởng cho HS có bài viết trên Website và tạp chí Toán tuổi thơ
Em Trần Thu Uyên - 9C thuyết trình "Bạo lực học đường"
Em Thanh Trà - 6B kể truyện "Sự tích Đầm Mực"
Tiết mục tam ca "Lá thư gửi thầy"
Tiết mục tốp ca "Kim Đồng" - HS lớp 6B