Bài thuyết trình về chủ đề "Lòng biết ơn"

Thứ tư - 31/07/2019 23:40
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình chủ đề "Lòng biết ơn" của em Ngụy Thùy Trang – 6B tại Lễ chào cờ lần thứ 28 năm học 2018-2019
Ngày xửa ngày xưa, Hàn Tín, Sở Vương dưới thời Hán Vũ Đế, hồi còn nhỏ đã nuôi chí lớn nhưng tuổi thơ cơ cực nên thường xuyên chịu đói rét. Hàng xóm của ông là Phiếu Mẫu tuy cũng thiếu trước hụt sau nhưng thương tình cậu bé đói khát mà vẫn đam mê đèn sách nên thường chia cơm cho cậu ăn cùng. Sau này, Hàn Tín phò tá Lưu Bang và góp phần sáng lập nên nhà Hán. Công thành danh toại trở về, ông đã đem nghìn vàng đền ơn Phiếu mẫu để trả ơn ngày xưa bà đã cưu mang. Câu chuyện đẹp từ ngàn xưa là một trong muôn vàn câu chuyện về lòng biết ơn, một trong những đạo lí đẹp của con người.Vậy biết ơn là gì? Lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
      Trước hết, biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tấm lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với đất nước. Lòng biết là một đức tính đẹp của con người. Lòng biết ơn hiện diện mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta. Này nhé! Trên đường đi, bạn giúp một cụ già đi qua đường, và bạn nhận được cái bắt tay, lời cảm ơn run run, chân thành của cụ, đó chẳng phải biết ơn sao! Hay, hằng năm, vào những ngày lễ lớn như ngày 27/ 2- ngày thầy thuốc; ngày 20/11- ngày nhà giáo, có rất nhiều người vẫn thường mang những bó hoa đẹp, những lời chúc mừng, cảm ơn đến tặng các y bác sĩ, các thầy cô giáo để bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Và dân tộc Việt Nam ta, hàng năm vẫn tổ chức kỉ niệm những ngày lễ lớn như 10/3 âm lịch, ngày 27/7, ngày 22/12…để biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu xây dựng và bảo vệ đất nước…Những việc làm, những nghĩa cử cao đẹp đó đều là biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn, một đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
      Vậy tại sao lòng biết ơn lại trở thành một nét đẹp truyền thống như thế? Lòng biết ơn là biểu hiện cao nhất của lối sống tình nghĩa.  Nó là khởi nguồn cho sự đoàn kết, gắn bó; là văn hóa ứng xử giửa con người với con người. Bởi con người sinh ra luôn có chung một cội nguồn, chung một đất nước, mà đất nước lại được dựng xây từ công sức của bao thế hệ…Cho nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mãi mãi là nền tảng làm nên lối sống đẹp của con người.
      Vậy phải làm gì để rèn luyện và thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống? Trước tiên, phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình và mang lại cho mình những giá trị tốt đẹp. Bạn phải trân trọng và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Còn đối với học sinh, chúng ta phải biết ơn những người đã sinh ra ta và nuôi nấng ta nên người; biết ơn thầy cô dạy dỗ chúng ta cả về tri thức, kĩ năng, tâm hồn; biết ơn những người chiến sĩ đã giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc bình yên…. Và quan trọng hơn, hãy thể hiện lòng biết ơn đó bằng những việc làm cụ thể như: học tập và rèn luyện thật tốt; tự đề ra cho mình một mục tiêu/ ước mơ tốt đep và cố gắng thực hiện; biết nói lời cảm ơnmột cách chân thành; biết đồng cảm và sẻ chia….Bởi yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi..
      Em xin mượn lời nói của Bonhoeffer để kết thúc phần thuyết trình của mình hôm nay. Rằng: “Trong cuộc sống đời thường, chúng ta hầu như không nhận ra rằng mình nhận nhiều hơn là cho đi. Cần hiểu, chỉ khi có lòng biết ơn thì cuộc sống mới trở nên phong phú và thực sự ý nghĩa!”
 
 

Tác giả bài viết: Ngụy Thùy Trang – 6B

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay46,112
  • Tháng hiện tại1,132,468
  • Tổng lượt truy cập29,657,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây