Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
Thứ tư - 31/07/2019 23:33
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình “Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư” của em Trần Xuân Quỳnh – 8E tại Lễ chào cờ lần thứ 19 năm học 2018-2019
Kính thưa quý thầy cô giáo, thưa tất cả các bạn học sinh thân mến! Như chúng ta đã biết thời gian gần đay khắp nơi trên đất nước ta đều đang phấn đấu thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới do Đảng và nhà nước đề ra. Một trong những tiêu chí đó là xây dụng nếp sống lành mạnh ở cộng đồng dân cư. Và để hiểu rõ hơn về tiêu chí này thì hôm nay em Trần Xuân Quỳnh học sinh lớp 8E xin được phép bàn về chủ đề: Qóp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Kính thưa thầy cô, thưa tất cả các bạn! Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng chung sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sựliên kết và hợp tác với nhau để cùng nhau thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. Cộng đồng dân cư tồn tại ở nhiều quy mô khác nhau có chung lợi ích, mục tiêu và các giá trị chuẩn mực xã hội.
Vậy nếp sống văn hoá là gì? Nếp sống văn hoá ở cộng đồng là toàn bộ các hoạt động sống và mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể trong một cộng đồng dân cư nhất định. Nếp sống văn hoá lành mạnh và tiến bộ của các cá nhân trong một cộng đồng sẽ tạo nên nét văn hoá đặc thù của nếp sống cộng đồng ấy. Mỗi chúng ta muốn tồn tại và phát triển thì không thể nào chỉ dựa vào sức lực của mình mà phải dựa vào cộng đồng. Điều này đã được Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhắc nhở từ lâu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Chính mỗi cá nhân phai góp phần làm nên sức mạnh cộng đồng. Và ngược lại cộng đồng có vai trò bảo vệ mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy. Chỉ khi mọi người cùng nhau đóng góp tích cực cả về vật chất lẫn tinh thần thì chúng ta mới xay dựng được một cộng đồng vững mạnh. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân. Là học sinh chúng ta cần tránh là những việc xấu và tham gia hoạt đồng vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Những việc làm biểu hiện của nếp sống văn hoá như: không vứt rác bừa bãi, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp, không tụ tập đánh nhau...
Những việc làm này không chỉ giúp ích cho xã hội mà còn cho cả bản than và mọi người xung quanh. Mọi người đều nhận thức điều này và hoàn thành rất tốt thế nhưng bên cạnh đó ẩn còn tồn tại nhiều hành vi xấu ở nhiều nơi làm mất đi nếp sống văn hoá: đốt rừng làm rẫy, khai tác gỗ khiến ô nhiễm môi trường, thay đổi hệ sinh thái, trái với quy định của nhà nước; xem bói, mê tín dị đoan điều này không giúp ích được gì cho con người và xã hội nhưng lại mang đến những tổn hại về mặt tiến của, thời gian thậm chí còn có thể làm con người suy sụp. Hay đơn giản là hành vi cả rác bừa bãi mà ta thấy hằng ngày việc làm này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Và còn nhiều rất nhiều những hành vi xấu khác nữa (mua vé số, trộm cắp, tảo hôn, lấn chiếm vỉa hè,...
Đứng trước những hành vi, hậu qua này chúng ta phai làm gì để bảo vệ nếp sống văn hoá đang ngày càng mất dần đi? Theo tôi mỗi người chúng ta cần phải biết cách xây dụng lối sống lành mạnh hơn, trong sáng hơn. Phải biết yêu thương, gắn bó đoàn kết với mọi người xung quanh. Biết chia sẻ và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần phai cùng nhau thực hiện mục tiêu ấy không chỉ bằng nhận thức nữa mà là những hành động thiết thực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, văn minh và an toàn. Các hành động thiết thực để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có thể kể đến như: -Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. -Xây dựng tình đoàn kết. -Giữ gìn trật tự an ninh. -Vệ sinh bảo vệ môi trường. Đồng thời phai len án, phê phán những người không biết tôn trọng văn hoá cộng đồng, những người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Tất cả đều phải bị loại trừ ra khỏi cộng đồng.
Còn chúng ta là những người còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải biết xây dựng nét đẹp văn hoá trường lớp. Tránh xa tệ nạn xã hội. Phai cùng nhau góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư bằng những việc làm có ích như: -Ngoan ngoan, kính trong ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô và mọi người xung quanh. - Thực hiện nếp sống văn minh. - Đấu tranh với những hiện tượng mê tín dị đoan, thủ tục nặng nề. -Tránh xa những tệ nạn xã hội. ... Tất cả phải cùng nhau góp sức xay dụng nếp sống văn ở cộng đồng dân cư.
Em mong rằng qua bài nói của em tại lễ chào cờ hôm nay đã giúp mọi người có thêm nhiều những bài học quý báu để từ đó giúp ích cho xã hội và cộng đồng. Bài nói của em đến đây xin hết, cảm ơn quý thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe.
Tác giả bài viết: Trần Thị Xuân Quỳnh - 8E