Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

Giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ...”

BBT website giới thiệu cùng bạn đọc, bài giới thiệu cuốn sách “Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh lịch sử cùng dân tộc” do em Trần Thị Phương Nhiên lớp 6C trình bày.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình "Lao động tự giác và sáng tạo"

Thứ tư - 31/07/2019 23:22
Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, phẩm chất và năng lực mỗi cá nhân được hoàn thiện...
Như tất cả chúng ta đều biết. Khát khao và không ngừng nổ lực tìm ra những cái mới, những cái hay, những cái tiến bộ để áp dụng trong cuộc sống của chính chúng ta luôn là nỗi trăn trở của những con người lao động chân chính. Đó chính là tinh thần sáng tạo,tự giác trong lao động. Không phải ngày nay mới cần đến lao động tự giác và sáng tạo,  mà ở thời kì nào của nhân loại, người ta luôn lao động cần cù và hăng say. Để có được bước tiến văn minh, tiến bộ về các mặt như ngày nay, từ thời xa xưa, con người đã không ngừng  nỗ lực lao động, tiếp nối những thành tựu lao động của thế hệ đi trước, hoàn thiện mục tiêu cuối cùng là phục vụ, cải thiện đời sống của con người. Lao động tự giác  và sáng tạo là bước tiến tự nhiên của con người từ xưa đến nay.
      Lao động là hoạt động có mục đích của con người tạo ra của cải vật chất, tinh thần xã hội của con người.Lao động tự giác là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở do có ý thức tự chủ với công việc mình làm, không vì áp lực từ môi trường làm việc và mọi người xung quanh mà ảnh hưởng đén kết quả làm việc. Và, lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ để tìm tòi ra cái mới cái hay , tìm ra phương pháp giải quyết tối ưu nhất. Luôn nâng cao chất lượng, hiệu quả trong học tập, làm việc và lao động.
      Người ta chia ra hai hình thức lao động là lao động trí óc và lao động chân tay.. Những người luôn tự giác, sáng tạo  là những người luôn chủ động trong học tập, công việc và lao động. Luôn đặt ra kế hoạch rèn luyện bản thân, suy nghĩ để cải tiến phương pháp học tập, lao động. Luôn nghiêm khắc sửa chữa sai lầm của bản thân để từ đó rút ra bài học cho bản thân. Nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison đã từng nói: “Tôi chưa bao giờ vô tình làm điều gì, và cũng như các phát minh nào của tôi đến từ sự vô tình. Chúng đến từ sự lao động”. Edison đã  nỗ lực phát minh ra những cái mới mà chưa từng ai biết đến. Tất cả đều nhờ tinh thần tự giác và sáng tạo trong lao động.
      Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu kiến thức trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, phẩm chất và năng lực mỗi cá nhân được hoàn thiện..
      Có một quan điểm cho rằng: “Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức, còn sự sáng tạo không rèn luyện vì đó là do tố chất trí tuệ, do bẩm sinh mà có.” Đó là quan điển không đúng. Vì sự sáng tạo trong học tập, lao động đều  từ sự rèn luyện bản thân, chứ không phải do bẩm sinh mỗi người sinh ra đều có mà chúng ta phải tìm tòi rút kinh nghiệm những gì đã làm chưa có hiệu quả để từ đó sáng tạo ra phương pháp học tập, làm việc mới, tất nhiên tố chất trí tuệ cũng rất cần thiết.
      Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn tự giác tạo trong lao động vẫn còn có một thành phần nhỏ   luôn thụ động, tự thu nhỏ mình. Họ luôn sống cá nhân, tùy tiện, cẩu thả, ngại khó, ngại khổ,không có tinh thần lao động. Thường lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ. Thiếu trách nghiệm với bản thân gia đình và xã hội.Tất cả những điều đó  một phần là do sống ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. Một phần nào đó do không có ý thức lao động tự giác và sáng tạo.
      Các bạn đã bao giờ đọc câu chuyện”ngôi nhà không hoàn hảo chưa?”  Câu chuyện kể về một người thợ mộc có một đôi bàn tay lành nghề khéo léo,tận tụy và tự giác trong công việc của mình. Những thành quả lao động của ông phải gọi là hoàn hảo, khiến mọi người luôn kính nể ông. Sau ông muốn nghỉ làm để chăm sóc vợ con. Biết thế, ông chủ mới nài nỉ ông làm một ngôi nhà cuối cùng. Do nể ông chủ nên ông đồng ý. Trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng ông có vẻ như không dành hết tâm trí cho công việc, bỏ qua những quy trình cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp. Người thợ mộc làm việc với đôi tay mệt mỏi, không được khéo léo như trước, mọi quy trình không được đảm bảo. Cuối cùng ngôi nhà hoàn thành không được hoàn hảo. Nhưng ông đâu biết đó là ngôi nhà mà ông chủ tặng mình khi ông về nghỉ hưu.
      Kết quả thì sao?  Người thợ mộc phải hổ thẹn với lòng mình ,với tất cả những gì mình đã làm.Ông phải sống trong một căn nhà không được hoàn hảo do chính tay mình tạo nên- là sai lầm khi lao động không có tính kỉ luật, cẩu thả và sơ suất.
      Câu chuyện đó để lại nhiều suy nghĩ cho tất cả chúng ta. Lao động tự giác sáng tạo nó luôn luôn gắn liền với tâm huyết, sự tận tụy và tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi một sản phẩm được tạo ra từ ý thức lao động tự giác và sáng tạo sẽ luôn đem lại niềm hạnh phúc lớn cho người lao động.
      Để có tinh thần tự giác, sáng tạo chúng ta phải biết rèn luyện kĩ năng sáng tạo, có kế hoạch rèn luyện cụ thể, tích cực sáng tạo trong học tập và lao động, các lĩnh vực khác của xã hội. Phải tự hình thành ý thức tự giác cho bản thân. Luôn hướng tới tìm tòi trong lao động học tập Phải biết coi trọng thành quả lao động của người khác. Lao động cần cù thì hiệu quả và năng suất làm việc sẽ cao. Chống lười biếng, dối trá, cẩu thả, tùy tiện để là những người có tinh thần lao động sáng tạo và tự giác. Và, kết quả học tập của chúng ta là sản phẩm của hoạt động lao động tự giác và sáng tạo. Chúng ta sẽ luôn luôn  lao động tự giác và sáng tạo trong cuộc sống các bạn nhé!

Tác giả bài viết: Phan Ngọc Hiệp - 8C

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập574
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm572
  • Hôm nay92,686
  • Tháng hiện tại1,490,870
  • Tổng lượt truy cập42,062,943
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây