Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Đền Chiêu Trưng

Thứ bảy - 20/07/2019 06:45
Đền Chiêu Trưng nằm trên địa phận xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đến đây, du khách vừa có dịp được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp vừa có dịp biết thêm về lịch sử Việt Nam.
Từ Tp. Hà Tĩnh, xuôi theo quốc lộ 542, qua xã Thạch Kim, du khách sẽ tới đền Chiêu Trưng.Đền Chiêu Trưng hay còn gọi là đền Võ Mục thờ danh tướng Lê Khôi, được xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng trong dãy núiQuỳnh Viên (Nam Giới).
Gọi là Long Ngâm vì ngọn núi này có hình giống trán của rồng; hai bên tả - hữu có hai tảng đá giống như mắt rồng, dưới chân núi có một cái ao lộ thiên rộng và sâu, giống hình miệng rồng, bốn phía xung quanh ao toàn là cỏ rậm, bùn lầy.
Theo sử sách ghi lại: Cách đây 5 thế kỷ, hộ vệ Thượng tướng quân Tư Mã Lê Khôi (cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột, tham gia nghĩa quân Lam Sơn ngay từ buổi đầu), bấy giờ trấn thủ Nghệ An, vâng mệnh Triều đình cùng với Lê Thụ, Lê Khả, Lê Khắc Phục đi đánh Chiêm Thành và bắt được chúa Chiêm là Bi Cai; trên đường trở về, ông đã bị bệnh nặng và mất vào ngày 3 tháng 5 năm Bính Dần (1446) tại chân núi Nam Giới.

Triều đình đã làm quốc tang, an táng thi hài ông trên núi Long Ngâm và cho lập đền thờ tại đó. Năm 1487, vua Lê Thánh Tông tặng phong “Chiêu Trưng Đại Vương” Lê Khôi.
Nhìn từ xa, đền Chiêu Trưng rất uy nghi, tĩnh mặc, nằm giữa một vùng không gian rộng lớn với phía sau là khu lăng mộ Lê Khôi; bên phải là hai nền đất, tương truyền đó là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã từng tu luyện. 
Đền Chiêu Trưng gồm 3 toà được xây dựng vào năm Đinh Mão (1477); đến nay, sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được dáng vẻ ban đầu. 
Muốn tới đền Chiêu Trưng, từ chân núi, du khách phải leo qua 23 bậc đá với hai bên đường là cây cối um tùm rậm rạp. Sau khi đi qua cổng đền - nơi ghi năm đặt mộ, dựng đền và năm xây cổng, du khách sẽ tới đền Hạ - nơi có không gian thoáng, rộng, dùng để đón tiếp quan khách tới tế lễ. 
Đi tiếp vào trong, du khách sẽ tới đền Trung - nơi các bô lão trong vùng họp bàn về việc tế lễ, sửa chữa đền. Đền Trung được chạm khắc rất kỳ công; đây là một công trình nghệ thuật vừa có giá trị thẩm mỹ cao vừa có ý tưởng sáng tạo sâu sắc. Theo một số nhà nghiên cứu, các đường nét chạm khắc ở Trung điện đền Chiêu Trưng in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 17, đến nay vẫn còn được bảo tồn.
Ở hai bên Trung điện là hai cửa nách thấp, hẹp; du khách phải cúi thấp đầu mới đi qua được để lên Thượng điện. Nằm giữa Thượng điện là hương án sơn son thiếp vàng, phía trên có để bức tượng Chiêu Trưng Lê Khôi bằng gỗ với những nét chạm khắc rất trang nghiêm, phúc hậu.
Hàng năm, cứ vào ngày mồng 1, 2, 3 tháng 5 âm lịch, tại đây có mở hội đền Chiêu Trưng. Theo người dân ở đây cho biết, trước ngày giỗ chính, thường có trận mưa rào vào buổi chiều hoặc buổi tối; có lẽ, đó là trận mưa “tắm tượng”, “ rửa đền” để nghênh đón du khách thập phương về tế lễ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập313
  • Hôm nay48,069
  • Tháng hiện tại1,332,264
  • Tổng lượt truy cập39,803,411
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây