Hương Tích (chùa): Nằm trên ngọn Hương Tích trong núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Tục truyền chùa do công chúa Diệu Thiện, con gái út của Sở Trang Vương tạo dựng khi đến tu hành ở Hương Tích. Những vết tích còn lại và tài liệu cho hay rằng chùa được khởi dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII- XIV), được tu sửa nhiều lần và năm 1885 bị hoả hoạn cháy trụi (cùng với chùa Thiên Tượng) và được tổng đốc An Tỉnh là Đào Tấn đứng ra vận động xây dựng lại. Quần thể di tích chùa Hương gồm có: 2 toà chùa ngoài và trong, am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương ( đền thờ Hồng Sơn Đại Vương ), và lên cao hơn nữa có nền Trang Vương. Hội chùa Hương Tích vào ngày 18/ 2 âm lịch, thu hút khách thập phương trong nam ngoài bắc về hội đông đúc, nhưng cứ 3 năm mới có hội một lần, kéo dài suốt 10 ngày liền. Là di tích danh thắng niên đại TK 14, xếp hạng 8/6/1990.
Hương Tích (núi ): Tên tục là núi Am, cũng gọi là động Hương Tích, là một trong những ngọn cao trong dãy Hồng Lĩnh, đỉnh cao 4432,2m, có toạ độ 105047 ‘49” kinh đông và 18031’ 30” vĩ bắc, nằm giáp giới giữa hai xã Thiên Lộc và Phúc Lộc, huyện Can Lộc. Vì trên đỉnh sườn cao có chùa Hương Tích, nên gọi là núi Hương Tích.
Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung
Cũng gọi là đền hai Đại Vương, tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc; thờ hai cha con Đặng Tất và Đặng Dung. Đền xây dựng trên khu đất rộng 3320m2, theo kiểu chử Nhị, có bái đường và thượng điện ( vốn xưa đền có 3 toà Hạ, Trung, Thượng điện, năm 1968 máy bay Mỹ phá huỷ 2 cột nanh cùng với Hạ và Thương điện, năm1970 nhân dân chuyển Trung điện làm Thượng điện xây thêm bái đường ). Bái đường được làm mới năm 1968, gồm có 3 gian (32m2) hai hồi xây tường, bịt nóc, lợp ngói, không có cửa, phía trước ra cổng, phía sau thông vào sân và Thượng Điện. Thượng Điện, 3 gian 2 hồi rộng 28m2, lợp ngói âm dương, có 3 cửa, cửa chính rộng hơn, có một số chổ chạn khắc gỗ hình hoa lá, tứ linh. Gian giữa đặt án thư bằng gỗ lim, trên có lư hương, bình sứ và các đồ thờ khác, giữa án thư có bố trí hai long ngai sơn son chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, hai bên án thư đặt giá để cắm vũ khí các loại như: gươm, đao, quả, chuỳ, hai lá cờ màu đỏ viền bằng kim tuyến nhũ vàng giữa thêu bốn chữ “ Tiết nghĩa trung thần “, phía trước cửa ra vào có bức đại tự: “Võ bị gia- Trung thần hiếu tử- Văn khoa phái” và có một số câu đối. Hàng năm lễ giỗ ngày 5-3 âm lịch. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 14, được xếp hạng 30/8/1991.
3/ Đền Bích Châu Thiếu
Đình Đỉnh Lự Tại làng Đỉnh Lự, xã Tân Lộc, huyện Can lộc. Đình có từ lâu, nhưng có quy mô nhưng hiện nay được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, nằm trong một khu đất rộng gần 1000m2, với một quần thể kiến trúc gồm 12 công trình lớn nhỏ, toà đình chính rộng 5 gian với lối kiến trúc và nghệ thuật đình làng truyền thống mang phong cách thời Nguyễn. Là một di tích văn hoá- nghệ thuật, đình Đỉnh Lự đồng thời là một di tích Cách mạng, như cuộc đấu tranh xẩy ra ở đình ngày 12/6 âm lịch 1930 của 200 dân làng đòi bọn hào lý trả cho dân 32 mẫu công điền, hoặc đồng chí Trần Hữu Thiều, Bí thư đầu tiên của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhiều lần về làm việc ở đây để chỉ đạo phong trào. Đình là nơi tổ chức nhiều cuộc biểu tình của quần chúng từ 1930- 1945. Là di tích lịch sử cách mạng, niên đại TK 14, được xếp hạng 16/1/1998.
Mộ Bạch Liêu Cũng gọi là mộ Trạng Bạch, đặt giữa cánh đồng Phù Quang, mộ cách làng và cách chân núi Hồng Lĩnh chừng 100m thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Tục truyền lúc sinh thời ông đã chọn đất đặt mộ ở đây, nhưng sau khi lâm chung con cháu đưa về an táng tại quê nhà, cho nên gia tộc không yên ổn, bèn cải táng đưa vào Thiên Lộc. Mộ quay hướng nam, mộ xây có đường kính 3m, cao 0,7m, có bia mộ chôn sát vào chân mộ về phía nam, xung quanh không có tường bao. Trong khu đất đặt mộ, có nhiều gạch cổ từ thời Trần đó là những viên gạch vuông, mỗi cạnh chừng 30cm, mặt chạm hình rồng, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Lý – Trần. Hẳn rằng xưa kia lăng mộ của Trạng uy nghiêm, trải qua nhiều thế kỷ chỉ còn phần mộ. Mộ Bạch Liêu là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 16/2/1993.
Chùa Am Tên chữ là Diên Quang Tự, toạ lạc tại núi Am( Am Sơn) làng Phụng Công cũ, nay là thôn Đại Hoà, xã Đức Hoà, Huyện Đức Thọ. Chùa do Hoàng Hậu Bạch Ngọc (vợ vua Trần Duệ Tông) xây dựng vào khoảng niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) làm nơi tu hàmh cho Hoàng Hậu và sau đó con gái là công chúa Huy Chân và cháu gái ngoại là Công chúa Trang Từ. Sau khi hoàng hậu, con gái và cháu ngoại qua đời, chùa làm nơi thờ 3 bà cháu Hoàng Hậu, có tượng chân dung thờ Hoàng Hậu. Chùa nằm trong cảnh trí thâm u, lối đi lên chùa qua bãi đá lô nhô trông như cac sư tăng quỳ lạy nên người đời gọi là “ Bái phật tăng”. Chùa xây kiểu chữ Công, mái ngói, tường gạch với 60 cột gỗ bằng lim, có nhiều tượng phật. Sau chùa có vách đá dựng đứng trông như núi Thần Công, gọi là ‘’Đá thần Công”. Là di tích kiến trúc, niên đại TK 15, được xếp hạng 13/2/1995.
Đền Voi Mẹp Đúng ra tục gọi là đền Thánh Mẫu vì trước cổng đền có tượng hai con voi đang quỳ (mẹp), nên dân gian gọi thế. Đền thuộc thôn Hoà Bình, xã Đức Thuỷ, huyện Đức Thọ. Diện tích khu đền rộng hơn 1.200m2, kiến trúc theo hình chữ Tam, xung quanh xây tường bao. Ngoài cùng là cột nanh, gián cách với cổng Tam quan đến 15m, có con hói Trúc chảy ngang ở giữa. Vào cổng Tam quan là toà Trung điện, rộng gần 70m2, lợp ngói mũi hài, chạy dài theo nóc Trung điện là đắp nổi hình rồng, hỗ phù, đặc biệt ở các góc mái đắp hình 12 con rồng đi lên bằng đất nung, trong điện chạm nổi các hình cây hoa muông thú ở thương lương, xà vượt. Chính giữa điện có tấm đại tự Tối linh tự và nhiều tự khí. Toà Thượng điện có nền cao hơn xung quanh chừng 1m, gồm hai gian gỗ lim chạm trỗ tinh vi, tường bao quang ba phía điện, mái lợp ngói mũi hài, đắp đầu đao, 4 góc mái đắp hình rồng và nghê, các cấu phần gỗ trong điện được chạm trỗ đẹp với nhiều đồ án nghệ thuật phong phú. Đền thờ Thánh mẫu nay thần tích thất truyền, theo tục truyền là “ Nữ tướng châu chấu”, người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh đầu thế kỷ XV. Là di tích kiến trúc, niên đại TK 15, được xếp hạng 24/1/1998.
Nhà thờ và mộ Lê Bôi Mộ Lê Bôi nguyên táng tại xứ Ma Cô, nay là thôn Châu Tượng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, vẫn nguyên vị trí cũ, trùng tu 1937. Là mộ song táng Lê Bôi và vợ bà là Nguyễn Thị Nghênh. Vào mộ phải qua cổng chính rộng 2m, hai bên là 2 cột cột nanh cao 4,2m bệ vuông trên đỉnh đặt 2 con nghê đứng chầu nhau, mặt trước cột nanh là câu đối chữ Hán. Qua cổng chính 3m là tắc môn hình chữ nhật, mặt trước đắp nổi hình mặt rồng, tiếp đến là Nền thờ tổ, xây bằng gạch Cẩm Trang, bàn thờ tổ xây 3 cấp ( Nguyên nền thờ tổ đặt ở xóm Bá Hiển, xã Tùng Ảnh, gần nhà thờ, bị bom Mỹ phá năm 1968, và dời về đây 1990)... Phần mộ song táng xây hình khối hộp chữ nhật dài 4,6m, rộng 3,5m, cao 2,1m, bao quanh mộ 3 phía là tường đất cao 1,2m, 4 góc xây 4 trụ vuông, mặt trước của hai trụ tường có câu đối chữ Hán “ Khí phách tồn thiên địa, Tinh thần tại tử tôn”, nền mộ xây 2 cấp; bậc dưới cao 0,35m, bậc trên cao 0,18m , dài 3,9m, rộng 2,85m, nền trên xây thành mộ giật cấp, cao 1,15m, rộng 1,4m, mặt trước hai bên thành mộ là câu đối chữ Hán, ở giữa là bia mộ khắc chữ Hán: “Lê tộc thuỷ tổ song sinh –1937”. Phía trước mộ có 4 ngôi mộ đất kè đá phiến, giữa là bia đá ghi hành trạng của Lê Bôi mới tạo dựng năm 1990, bia bằng đá hoa cương cao 1,7m, rộng 1m, dài 0,3m bằng chữ quốc ngữ khắc chìm, trán bia khắc chìm chữ “Lê” bằng Hán tự đặt trong vòng tròn. Toàn bộ khu mộ rộng 850m2, mặt trước xây hàng rào bằng gạch chỉ có trổ ô. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 23/12/1995.
Đền thờ Nguyễn Biểu (? –1413) Quê Nội Diên, xã Bình Hồ, nay xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ. Đỗ Thái học sinh vào cuối thế kỷ XIV, làm quan đến chức Điện tiền thị ngự sử dưới thời nhà Hậu Trần. Khi giặc Minh sang xâm lược, phò giúp Trần Quý Khoáng tổ chức lực lượng khởi nghĩa nhà Hậu Trần. Năm 1413 quân Minh vào uy hiếp Trần Quý Đấu bị Trương Phụ giữ lại. Để thử lòng, Trương Phụ dọn “ Cổ đầu người’’, ông ung dung móc mắt ăn và tức cảnh làm bài thơ “ Ăn cổ đầu người” nổi tiếng, thấy thế Trương phụ tha cho đi, song Phan Liêu đã can ngăn Phụ không được trả ông trở về. Cuối cùng ông bị buộc vào chân cầu bên sông Lam để thuỷ triều dâng lên dìm chết, đó là ngày 1/7 năm Quý Tỵ(1413). Vua Lê Thái Tổ cho lập đền thờ ông ở Nội Diên, phong là Nghĩa Liệt Hiển ứng Uy Linh Trợ Thuận đại vương, tức Nghĩa sỹ Đại Vương, gọi là đền Nghĩa Vương. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 3/6/1991.
Đền thờ Bùi Cầm Hổ (1360- 1483) Quê ở Bùi Xá, xã Đậu Liêu, nay là xã Đậu Liêu thuộc thị xã Hồng Lĩnh. Tương truyền khi sinh ra ông, trong nhà nghe như tiếng hổ gầm nên đặt yên là Bùi Cầm Hổ. Ông làm quan ngự sử dưới thời vua Lê Thái Tông( 1443-1442), Tham Tri Chính sự đời vua Lê Nhân Tông (1443- 1459). Ông tính tình cương trực, không sợ uy quyền, sẵn sàng chỉ trích những hành vi sai trái của vua và các đại thần đồng thời cũng rất bao dung và có lòng nhân đạo cao cả, như với Lê Sát, ông luận tội nghiêm khắc nhưng khi xử đề nghị vua nặng tình thể tất cho, nên Lê Sát chỉ bị hạ chức (về sau mới bị tội). Trong dân gian lưu truyền việc ông minh oan cho người phụ nữ nọ trong vụ án giết chồng là do người vợ đã không phân biệt được lươn và rắn lươn) nên mua phải rắn lươn ( hoàng xà) về nấu cháo cho chồng ăn, ngộ độc chết. Với quê hương, ông tổ chức đào mương dẫn nước từ khe trong núi Hồng Lĩnh về tưới cho ruộng đồng. Sau khi mất dân làng lập đền thờ dưới chân núi Bạch Tỵ, gọi là đền Đô Đài. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 31/1/1995.
Đền thờ Nguyễn Tuấn Thiện ( đền thờ và mộ ) Cũng gọi chung là đền Kim Quy (Kim Quy Linh từ, Kim Quy Sơn Thần chi mộ) hay đền cụ Quận – lăng cụ Quận, toạ lạc trên gò đất cao gọi là Kim Quy sơn hay động Kim Quy, thuộc làng Ninh Xá, nay là xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn. Sau khi mất, ông được an táng tại động Kim Quy và đền thờ được lập tại khu vườn vốn là vườn nhà ông lúc về già, về sau con cháu dời đền thờ đặt trong khu mộ ở Kim Quy. Đền thờ gồm hai toà kiến trúc: Thượng điện 3 gian gỗ ( mít và lim) lợp ngói, cửa gỗ kiểu bàn khoa, tường xây bao quanh, gian giữa đặt một án thư lớn trên có lư hương bằng gỗ, cây nến bình hoa, chính điện thờ thần chủ Nguyễn Tuấn Thiện đặt trong long ngai, đầu đội mũ thần, 2 bên hai thanh kiếm sơn son, thiếp vàng ghi phả hệ và tước do Lê Lợi phong tặng, phía trên bức hoàng phi đại tự “ Đại danh thuỳ” và phía trước bức đại tự “Kim quy Linh Từ “, hai bên bàn thờ bày hai hàng long đao trường kiếm. Hai gian hai bên thờ hợp hiền có thần chủ, bài vị, lư hương. Bái đường, ở phìa trước, bằng cột gỗ vuông, lợp ngói, trong bái đường ngoài đặt ‘’Hòn đá buộc voi của Đức Hầu’’, là nơi giành cho hội họp....Mộ nằm ở sau đền, hình chóp có đường kính 7m, cao 2m. Tục truyền ông đã chọn cho mình huyệt mộ ở động Kim Quy (rộng 3000m2, cao hơn chung quang 1,5m). Hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng âm lịch con cháu làm giỗ ông. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 24/7/1994.
Mộ và đền thờ Nguyễn Lỗi (?-1434) Chính sử chép Lê Lôi hay Trịnh Lôi, Nguyễn Công Lỗi. Quê gốc ở Thanh Hoá, tổ tiên vào nhập cư vùng xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn từ cuối thời Trần. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh, ông tham gia với tư cách là một tướng lỉnh tài giỏi của bộ chỉ huy, từng lập công lớn ở các trận đánh giặc Minh ở Đỗ Gia (nay là Hương Sơn), trận bao vây Đông Quan (nay là Hà Nội), trận Cổ Lộng nay là Nam Định )...Sau chiến thắng giặc Minh là một trong những công thần khai quốc, được ban quốc tính ( nay là xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn) và họ Nguyễn Dương Trai bắt đầu từ Nguyễn Lỗi. Năm 1434, ông qua đời với chức “ Tây đạo Nhập nội Hành khiển Bộc quân, nhập nội Trung Thư Lệnh, Hương Hầu, thuỵ là Trung Giản. Con cháu và dòng giỏi ông nhiều người khoa bảng như: Nguyễn Văn Lễ, Nguyễn Thủ Xứng, Nguyễn Xuân Vinh, ông là bố vợ của Lê Bôi (khai quốc công thần nhà Lê). Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 15, được xếp hạng 28/12/2001.
Miếu Biện Sơn Còn goi là miếu bà Chúa Sơn, một trong Tam toà Thánh mẫu. Tại xóm Biện Sơn, làng Thượng Yến, xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc. Thời Hậu Lê (Thế kỷ XVI ) được sắc phong Thượng đẳng thần. Toà miếu dựng từ thời Lê, qua năm tháng đã bị hư hỏng. Năm 1913, dân làng sửa lại miếu, vuông viên mỗi chiều 4m bằng gỗ mít, theo lối trồng diêm, 4 mái lợp ngói âm dương, 4 đầu đao cong vút, nắp miếu đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai cột trụ trước miếu đắp câu đối: “ Tướng nữ thần cung giai phát tích. Biện Sơn cung ứng mạch tăng uy”. Miếu là nơi nghĩa quân Phan Đình Phùng tập luyện và trong thời kỳ Xô Viết ( 1930- 1931) là địa điểm liên lạc của các chiến sỹ Cộng sản. Là di tích lịch sử, niên đại TK 16, được xếp hạng 30/8/1991.
Đền Cả Còn gọi là Đền Lớn hoặc Tam Toà Đại Vương ở xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Đền xây dựng vào thế kỷ 16, thờ 3 vương hầu đã khai đất, lập làng Ích Hậu: Lý Nhật Quang, Lý Đạo Thành, Lý Thái Giai và 2 công thần họ Trần: Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư. Đền quay mặt về hướng nam, xung quanh là ruộng, trước có con Kênh Cạn chảy theo hình cánh cung, đông là núi Nam Giới, bắc là dãy Hồng Lĩnh. Đền có hạ, trung, thượng điện và nhà cầu trang trí bằng chạm khắc, đắp nổi tinh xảo. Hiện vật còn 25 loại gồm: chuông, trống, bình vôi, đại tự, lư hương, mâm quả (10 cái), sắc phong (20 cái)...Đền qua 2 lần trùng tu sửa chữa chính ( 1961 và 1983). Đây là một kiến trúc nghệ thuật cổ có giá trị về nhiều mặt. Là di tích kiến trúc, niên đại TK 116, được xếp hạng 23/6/1992.
Đền thờ Nguyễn Văn Giai Cũng gọi là đền Đức Đại Vương hay đền ông Quận tại xã Ích Hậu, huyện Can Lộc, thờ Nguyễn Văn Giai (1554-1628), sau khi mất dân làng lập đền, thờ ông làm phúc thần. Đền nằm trong khu đất rộng 6628m2, gồm 2 nếp kiến trúc là Hạ Điện và Thượng Điện, ngoài ra còn có nhà bia, nhà hậu hiền, nhà mệnh đinh ....ngoài cùng là cổng có 2 cột nanh. Hạ điện, xây bằng gạch lợp ngói, 3 gian, 2 hồi, tường xây bịt nóc; được tôn tạo lại năm 1976 theo kiểu cũ, trổ 3 cửa gian giữa, cửa rộng hơn, kết cấu theo lối trồng diêm, kẻ chuyền gồm 6 cột cái, 2 cột trốn bằng gỗ lim; gian giữa xây bệ thờ lớn, kiểu án thư, hình chữ nhật, trên đặt lư hương cổ bằng gỗ sơn son, mặt trước chạm đầu rồng, phía trước là 2 giá gỗ dựng biển Vinh Quy Bái Tổ và vũ khí. Thượng điện gồm 3 gian, 2 chái, tường xây bịt nóc, lợp ngói vảy, bên trong làm theo kiểu tam oai tứ trụ kẻ chuyền, đỉnh nóc đắp hình hổ phù, hai đầu hình rồng, 4 bờ mái 4 con nghê; mở 3 cửa vào, gian giữa đắp bệ thờ kiểu tam cấp hình vuông, trên đặt hai bát hương, sau bệ đặt long ngai bài vị của thần, và nhiều đồ thờ khác. Nhà bia nằm bên phải Hạ Điện trong có bia bằng đá Thanh, cao 1,52m, rộng 0,80m, đặt trên lưng rùa đá. Ngày giỗ là 13 tháng Giêng âm lịch. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 16, được xếp hạng 23/12/1995.
Đền thờ Ngô Đăng Minh Cũng gọi là đền Đức Hầu Thượng, tại làng Trúc Lâm, nay thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, thờ Ngô Đăng Minh. Tục truyền đền thờ được xây dựng từ sau khi ông mất, toạ lạc trên sườn một ngọn đồi, với hai nếp kiến trúc Hạ điện và Thượng điện. Hạ điện, bằng gỗ mít, 3 gian, lợp ngói âm dương vì nóc theo kiểu thượng kèo, hạ kẻ, cả 3 gian đều đắp bệ thờ theo lối dật cấp, phía trên gian giữa treo tấm biển chữ sơn đen “ Quang tiền dư hậu” và phía dưới là tấm biển “ Vĩnh ngôn hiếu từ “, cùng câu đối. Thượng điện, đặt cao hơn hạ điện 1m, là một ngôi nhà nhỏ lợp ngói âm dương, cửa mở đầu hồi, cùng với Hạ điện tạo thành chữ Đinh, kết cấu 3 vì 2 gian, mỗi vì hai cột; gian trước đặt hương án và các đồ thờ khác, gian trong đặt bệ thờ theo kiểu chân quỳ dạ cá, trên đặt long ngai bài vị của thần chủ, phía trước là hòm đựng sắc phong. Mộ xây gạch chỉ, dài 3,24m, rộng 2,5, cao 0,8m, chung quanh mộ tạo gờ nổi, đầu mộ đắp án đặt bát hương hình chữ nhật giống một hậu bành. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 16, được xếp hạng 18/3/1996.
Nhà thờ Lê Hầu Tạo (mộ và nhà thờ) Mộ và nhà thờ Lê Hữu Tạo (1791-1821) tại sườn núi Mộc Bài, thôn Thọ Lộc, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn. Sau khi bị chính quyền nhà Nguyễn giết hại, thi hài ông được đưa về quê an táng, mộ tròn có đường kính 3m, vẫn được chăm sóc chu đáo. Theo gia phả thì ngay sau khi mất, họ hàng đã làm nhà thờ tạm để thờ ông và dòng họ, mãi đến năm 1907, họ Lê mới cho xây dựng nhà thờ như quy cách hiện nay, gồm 3 gian hai hồi bằng gỗ mít lợp ngói mũi hài. Song trong chiến tranh, máy bay Mỹ đã phá hoại và chỉ còn lại nhà chính và một mái hiên, đã được tu sửa hoàn chỉnh sau chiến tranh. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 16, được xếp hạng 13/2/1995.
Đền Phương Giai Tại xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh. Đền thờ Hoàng Giáp Dương Tri Tri ( thế kỷ XVI), tục truyền ông là một danh y thời Mạc, đã có bài thuốc chữa lành dịch đậu mùa hoành hành cứu sống hàng loạt trẻ em ở vùng Bắc Kỳ Anh thời đó. Nhờ công đó, sau khi ông mất, dân lập đền thờ làm phúc thần. Ngôi đền toạ lạc trong một diện tích chừng 7500m2, cao hơn xung quanh đến 1,5m, đền hướng đông bắc, nguyên xưa có 3 toà Hạ, Trung và Thượng điện, lợp ngói vảy, tường bao bọc xung quanh. Ngày nay vì nhiều lý do, ngôi đền bị hư hỏng nhiều, nếp kiến trúc bị huỷ hoại, chỉ còn lại hai toà Hạ và Trung điện. Đền Phương Giai từng là nơi chứng kiến nhiều hoạt động yêu nước và cách mạng trong suốt thế kỷ XX, từ phong trào Duy Tân (1904), chống thuế (1908), Đông Du ( 1911)... và đặc biệt giữa năm 1930, đây là nơi họp hội nghị thành lập Đảng bộ Huyện Kỳ Anh và là trụ sở làm việc của huyện uỷ cho đến tháng 9 –1930. Là di tích lịch sử cách mạng, niên đại TK 16, được xếp hạng 3/8/1991.
Lê Quảng Chí (1451-1533). Hiệu là Hoành Sơn. Quê làng Thần Đầu, nay thuộc xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh. Nhà nghèo phải đi ở, vì vừa chăm làm vừa chăm học lại thông minh nên chủ nhà cho đi học đến khi đỗ mới vinh quy bái tổ. Thi đậu Bảng nhản khoa Mậu Tuất (1478), được vua Lê Thánh Tông kính nể gọi bằng Tiên sinh, làm quan đến Tả thị lang bộ lễ kiêm Đông các Đại học sỹ. Năm 60 tuổi trí sỹ, về quê mở trường dạy học, lấy hiệu là Hoành Sơn ( hay Lãm Sơn) tiên sinh. Mất 82 tuổi, được truy tặng Thượng thư . Dân làng đặt mộ ông dưới chân núi Hoành Sơn, lập đền thờ ở Thần Đầu. Trước tác của ông còn lưu lại một số bài thơ chép trong sách: Toàn Việt thị lục và Văn Minh cổ xuý. Ông còn phụng chỉ soạn văn bia mộ Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao (mẹ vua Lê Thánh Tông). Em ruột là Lê Quảng Ý cũng đỗ Tiến sỹ.
Lê Quảng Ý (1453-1526). Là em ruột Lê Quảng Chí. Tuổi trẻ cùng hoàn cảnh đi làm thuê, đến khi thi đỗ mới được đi học. Đậu Đồng Tiến sỹ khoa thi năm Kỷ Vị (1499) lúc 47 tuổi, làm quan đến Hàn lâm viện thị chế, đặc tiến Kim tử Vĩnh Lộc đại phu, Hiến sứ kiêm Đề Lĩnh Tứ thành quân vụ, tước Bảng quận công. Mất năm 73 tuổi, mộ đặt dưới chân núi Hoành Sơn, gần với mộ Lê Quảng Chí, dân lập đền thờ ở làng gọi là đền “ Bảng quận công”. Là di tích danh nhân văn hoá, niên đại TK 16, được xếp hạng 12/1/1996.
Đền Chiêu Trưng Thờ Lê Khôi, tức Chiêu Trưng Đại Vương, lại có tên đền Võ Mục vì đó là tên thuỵ của ông. Đền xây vào các năm 1446-1447 tại khu vực có lăng mộ ông, trên ngọn Long Ngâm trong dãy Nam Giới bờ đông nam Cửa Sót thuộc đất xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, nay các xã Mai Phụ, Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Kim có nghĩa vụ bảo vệ, thờ phụng, thừa kế các làng cũ Kim Đôi, Mai Phụ, Vĩnh Tuy được nhà Lê giao cho thờ phụng. Lối vào đền từ bờ sông lên, qua vọng lâu, cổng vào đền Hạ là nơi đón khách, phía tây là bia đá dựng cuối thế kỷ XVI nói về Lê Khôi, bia đá bị bom Mỹ phá năm 1968, phía đông là bia khắc bài thơ Nôm của Lê Thánh Tông. Đền trung gồm 3 gian bằng gỗ, nếp kiến trúc cũ, tục truyền gian cũ vốn là nơi đặt thi hài Lê Khôi, ở đây có nhiều bức chạm gỗ mang phong cách nghệ thuật Hậu Lê, có tượng chân dung bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, tấm biển với 4 chữ Hán “ Nam Thiên Tuấn vọng “ do vua Lê Thánh Tông ban, cùng với đồ thờ. Sau đền Thượng là lăng mộ Lê Khôi, hội đền vào các ngày 3,4 tháng 5 âm lịch, vốn là ngày giỗ. Từ xưa Chiêu Trưng là một trong 4 ngôi đền linh thiêng ở Nghệ Tĩnh: Cờn, Cả, Bạch, Mã, Chiêu Trưng. Là di tích kiến trúc nghệ thuật, niên đại TK 16, được xếp hạng 8/8/1990.
Nhà thờ Hà Tôn Mục Tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, nơi thờ Hà Tôn Mục (1653- ?). Nhà thờ cũng chính là nhà thờ của họ Hà và thế thứ họ Hà Tôn. Ngoài các tự khí, có tấm biển: Ngược xung hiên( ý là trung thuận và khiêm tốn), vốn do vua nhà Thanh ban tặng trong lần ông sang sứ Trung Quốc năm 1703 ; cùng với nhà thờ, phía ngoài có đàn thờ gọi là Sùng Chỉ đặt trên một khu đất cao ráo, rộng rãi, gồm một đàn đá, 2 lư hương, 2 con nghê chầu 2 bên, còn một con voi bên tả, tất cả đều bằng đá và hai tấm bia (1 to, 1 nhỏ) đều gọi là Sùng Chỉ. Tương truyền vốn là vật thủa cùng thời với ông. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 17, được xếp hạng 24/4/1998.
Chùa Yên Lạc Tại xóm Chùa, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Chùa thờ phật, có niên đại cách đây mấy trăm năm, hướng mặt về phía tây nam sát tỉnh lộ 14, đông bắc là biển, đông nam cách 3m là cửa sông Gia Hội.
Chùa có Nghi môn, hạ, trung và thượng điện bố trí thẳng hàng, nền cao dần về phía sau, được xây dựng bằng các chất liệu vôi vữa và gỗ, lợp ngói vảy, có nhiều hình chạm khắc, đắp tinh xảo. Trong chùa có nhiều tượng, chuông, khánh, lư hương, đại tự, câu đối, đồ tế khí có giá trị. Đặc biệt là chuông đồng nặng 80 kg, khánh đồng bán nguyệt có cùng niên hiệu Cảnh Thịnh, và các pho tượng bằng gỗ mít và đồng. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Là di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, niên đại TK 17.
Đình Hội Thống Cũng gọi là đình Kiên Nghĩa, thuộc làng Hội Thống, nay thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân. Khởi dựng vào năm 1659 và khánh thành năm 1660, quay hướng tây, kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm hai toà Nội tẩm và Bái đường. Nội tẩm là nơi đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có tấm hoành phi 4 đại tự “Xuân đài thọ vực”. Bái đường gồm 7 gian, 32 chân cột, mỗi cột chu vi 1,7m, chính giữa là bức hoành 3 đại tự “ Kiên Nghĩa”, gian chính đặt hương án. Hai gian tả, hữu đắp nổi làm nơi ngồi cho quan viên theo thứ bậc, hai đầu là gác chuông, gác trống. Nhiều trang trí chạm gỗ mang phong cách Hậu Lê đều ở bái đường như các đầu bẩy, cốn....Sân đình rộng, bên trái đình là nhà bia, bên phải là miếu thờ thổ thần. Ngoài cổng đình là khoảng rộng nơi hàng năm dùng làm lễ Hạ điền sau tế thần Thành Hoàng. Là một trong những ngôi đình xưa nhất và có quy mô lớn ở NghệTĩnh; Là di tích kiến trúc nghệ thuật, niên đại TK 17, được xếp hạng 14/7/1990.
Đền Chợ Củi Toạ lạc mái đông núi Ngũ Mã trên một ngọn đồi thấp cạnh bờ sông Lam, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân. Đền khởi dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII ( niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Thánh Tông 1740-1786 ), đã qua nhiều lần trùng tu. Đền gồm 3 toà điện : Thượng, Trung, Hạ, thờ công chúa Liễu Hạnh. Hội đền hàng năm là 8/3 âm lịch. Một trong những ngôi đền linh thiêng có tiếng, được nhiều nơi đến lễ viếng. Là di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, niên đại TK 17, được xếp hạng 10/1/1993.
Nhà thờ Phan Kính Tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc, thờ Phan Kính (1715- 1761) được lập sau khi ông mất, từ đầu là một nhà thờ uy nghiêm, theo sắc lệnh của vua Lê Hiển Tông phong cho ông là Anh Nghị Đại Vương Phúc thần của làng Lai Thạch cũ. Với kiến trúc lộng lẫy có đủ voi, ngựa, sư tử chạm bằng đá theo quy định giành cho các bậc khanh tướng. Hiện nay toà kiến trúc nguyên thuỷ đó bị phá huỷ hoàn toàn, chỉ giữ lại tấm bia đá do chính ông tạo dựng năm 1756, còn nền kiến trúc hiện tại vốn là nhà thờ của họ Phan Kính làm theo lối nhà kẻ 3 gian bằng gỗ ( lim, mít), lợp ngói. Gian giữa có hương án sơn son, thiếp vàng, lư hương, mâm gỗ tròn, trên cùng là long ngai, hai bên hai thanh kiếm, chung quanh có chúc bản, nơi tiếp giáp hai gian cạnh đặt hai giá kiếm gồm hai siêu kiếm, hai thẻ gỗ trang trí đầu rồng xung quanh, vốn là phần thưởng nhà vua tặng cho ông khi đi kinh lý vùng biên ải; sân nhà thờ hình chữ nhật, góc trái là nhà bia, trong đựng bia đá cao 1,65m, rộng 0,86m, dày 0,18m, vốn là tấm bia do ông dựng năm 1756, trước sân là cổng có hai cột nanh dựng đắp bằng đá, vôi vữa, có câu đối. Là di tích danh nhân lịch sử văn hoá, niên đại TK 18, được xếp hạng 23/6/1992.
Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ (1783-1841). Tên tục là Nhâm, tự là Cách Như, hiệu là Liên Pha, là con thứ 3 của Nguyễn Huy Tự. Quê làng Trường Lưu, nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc. Học giỏi không đi thi vì nhà Lê suy vong ẩn dật ở quê nhà, đọc sách, làm thuốc, giỏi về y thuật, tinh thông địa lý và thiên văn, nhờ ông nội Nguyễn Huy Oánh truyền dạy cho từ nhỏ. Năm 1823 vua Minh Mạng triệu vào Phú Xuân làm thuốc, đã chỉ trích một vài điểm sai lầm của Khâm Thiên giám, về sau triều đình nghiệm thấy đúng, vua lấy làm kính phục, ban cho chức Linh Lang Đài. Sáng tác của ông có “Mai Đình mộng ký” là tập thơ chịu nhiều ảnh hưởng của truyện Hoa Tiên ( của Nguyễn Huy Tự và của Truyện Kiều( của Nguyễn Du). Là di tích danh nhân văn hoá, niên đại TK 16, được xếp hạng 23/12/1995.
Đền Thái Yên Toạ lạc trên một khu đất cao, tại xã Thái Yên, thờ thánh sư nghề mộc của Thái Yên. Kiến trúc gồm 3 toà Hạ, Trung và Thượng Điện. Nhưng nét độc đáo của ngôi đền là nghệ thuật chạm khắc gỗ điêu luyện- vốn được tạo tác bởi những tay nghề tài ba của các nghệ nhân Thái Yên. Tất cả các bộ phận kiến trúc bằng gỗ như xà, cốn, kè, các mảng gỗ ... và các đồ thờ từ long kiệu, hương án, lư hương đến tượng gỗ, bài vị, long ngai, long đao, bát bửu...đều được chạm trỗ một cách tinh vi, từ chạm, lồng, ghép..đến sơn, mạ... đã tạo cho ngôi đền rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật với nhiều chủ đề phong phú hoặc dựa theo các tích truyện hay đề tài dân gian như: Tích Biển Thước, Tích Thuấn Canh lịch sơn, Hứa Do tẩy chi, Hổ giắt răng, Rồng đau mắt, nhị thập tứ hiếu... hoặc đề tài hoa, lá, thông, mai, cúc, tùng lộc.... Là di tích kiến trúc, niên đại TK 18, được xếp hạng 20/7/1994.
Chùa Tượng Sơn Tại làng Quát, tức làng Yên Hạ nay thuộc xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, vì sau lưng có núi Voi Tượng Sơn nên có tên gọi như vậy. Chùa do Bùi Thị Thưởng mẹ của Lê Hữu Trác khởi tạo và 2 anh em Lê Hữu Trác xây dựng, và cho đến nay chùa vẫn giữ được các kiến trúc suốt lịch trình của mình. Khu chùa gồm 3 nền kiến trúc: Chính điện thờ phật Thích Ca, bên tả thờ ông bà Thanh Đốc Quận Công (ông bà ngoại của Lê Hữu Trác) và bà Bùi Thị Thưởng, bên hữu thờ tổ tiên họ Lê Hữu . Chùa Hạ, tức lầu chuông 8 mái, trong treo quả chuông( Tượng Sơn tự chung ). Nhà tổ nằm cạnh chùa Thượng, thờ tượng Tổ Đạt Ma, Lịch đại Tổ sư, có nhiều tượng có giá trị như Tượng Bồ tát Chuẩn Đề 18 tay. Về phía góc phải vườn chùa có 7 am mộ nơi viên tịch các sư trụ trì chùa. Là di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, niên đại TK 18, được xếp hạng 20/7/1994.
Nhà thờ, mộ Lê Hữu Trác. Mộ Lê Hữu Trác đặt tại chân núi Linh Cự nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, là nơi an nghỉ của ông đã hơn 200 năm nay. Mộ xây lại năm 1989 bằng xi măng, trước mộ ghép đá và năm 1993 xây thêm tường bao quanh và cột trụ. Bia mộ bằng chữ Hán ghi: “Hương Sơn Huyện, Tình Diễm xã, Yên Trung thôn, Lê thị đệ thập tế tổ, huý Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông chi mộ” ( mộ của Hải Thượng Lãn Ông, họ Lê, huý là Trác, tổ thứ 10 của họ Lê, táng tại thôn Yên Trung, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn). Nhà thờ Lê Hữu Trác cũng tại xã Sơn Quang, tạo dựng năm 1889, gồm 3 gian, theo kiểu tứ trụ, cột bằng gỗ mít, cầu phong bằng gỗ lim, chạm trỗ hoa lá ở cửa ra vào. Chính giữa đặt bàn thờ, tượng bán thân Lê Hữu Trác làm bằng thạch cao, cao 0,6 màu như đồng. Là di tích danh nhân văn hoá, niên đại TK 18, được xếp hạng 9/1/1990.
Nhà thờ Phan Huy Tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà. Nhà thờ của dòng họ Phan Huy được tạo dựng vào năm 1779, gồm 3 toà nhà kết cấu theo lối chữ Tam, hướng tây nam, với khu vườn rộng có tường bao quanh. Hạ điện bằng gỗ lim 4 vì, lợp ngói âm dương, 3 gian, có treo tấm biển “dược thế tài đức “và một số câu đối. Trung điện, gỗ lim, 3 gian, lợp ngói, có đặt bàn thờ lớn. Thượng Điện bằng gỗ lim, 3 gian, lợp ngói, gian trước là hệ thống bàn thờ, trên cùng là bàn thờ và di ảnh truyền thần của Phan Huy Cẩn và Phan Huy Ích, trong cùng hai bên có câu đối khảm trên gỗ. Họ Phan Huy, trải 300 năm với 18 đời từng có nhiều người đỗ đạt cao làm quan to và còn đóng góp cho thời đại. Là di tích danh nhân văn hoá, niên đại TK 18, được xếp hạng 23/12/1995.
Nhà thờ Ngô Phúc Vạn. Cũng gọi là từ đường họ Ngô, tại địa phận làng Phúc Lộc, nay thuộc xã Đại Lộc, huyện Can Lộc. Đền thờ được xây dựng ngay sau khi Ngô Phúc Vạn qua đời tại quê nhà nhưng kiến trúc nguyên thuỷ nay không còn nữa, kiến trúc hiện tại là kết quả nhiều lần tu sửa của dòng họ. Đền gồm hai nếp kiến trúc, trong một khu đất rộng hơn 1700m2. Ngoài cùng là cổng, có hai cột nanh cao 4,5m, qua cổng là tắc môn xây kiểu cuốn thư giản. Nhà bia sau tắc môn, xây kiểu chồng diêm 4 mái, có 4 đao hình cung, trong nhà bia đặt bia cao 1,66m, rộng 1,1m, dựng trên lưng rùa đá, văn bia ghi sự tích của Thái Bảo - Tào Quận công Ngô Phúc Vạn (1577-1652) cùng với các công thần trong gia tộc họ Ngô Trảo Nha, đối diện với bia Ngô Phúc Vạn là bia bà Phan Thị Thuần ( vợ Ngô Cảnh Hoàn). Bái đường, mới được xây dựng năm 1982, gồm 3 gian 2 vì 4 cột , 2 đầu gác tường xây bằng đá (là nơi chuẩn bị cho lễ bái), sân bái đình đặt hai bể nước bằng đá thanh. Thượng điện, kề sát Bái đường, đặt bài vị Ngô Phúc Vạn và các phúc thần họ Ngô; vốn được trùng tu và xây lại từ thời Nguyễn, gồm 3 gian 4 cột vì có liên kết giống nhau, mỗi vì 3 cột( 1 cột cái 2 cột con), các cột trong Thượng điện đều có treo câu đối và hương án giường thờ, bài vị thờ đều giống nhau ở cả 3 gian. Là di tích danh nhân lịch sử văn hoá, niên đại TK 19.
Nhà thờ Nguyễn Thiếp (1723- 1804). Thường gọi là La Sơn Phu Tử, tự là Khải Xuyên, biệt hiệu là Hạnh Am, cũng gọi là Lục Niên Tiên sinh quê ở Nguyệt Ao, nay thuộc xã Kim Lộc, huyện Can Lộc. Năm 1773 đỗ Hương Giải, sau chỉ ham thích đọc sách, chuyên về tính lý, thích ngao du sơn thuỷ. Năm 1748 theo lời khuyên của thầy là Nguyễn Nghiễm, tham dự thi hội nhưng chỉ đỗ được tam trường. Năm 1756 được bổ làm Huấn Đạo Anh Đô (Nghệ An ), rồi bổ tri huyện Thanh Giang (Thanh Chương). Năm 1768 từ quan về ở ẩn trên núi Thiên Nhẫn. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc (1786), sai người đem vật mời song ông từ chối; nhưng sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, ông chấp nhận giúp Quang Trung, ra làm viện trưởng viện Sùng Chính để truyền bá việc chính học theo phép của Chu Hy, nhiều sách Kinh truyện Nho giáo được dịch ra chữ Nôm. Ông còn giúp Quang Trung tìm đất và xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô tại núi Quyết (thành phố Vinh hiện nay). Quang Trung mất, ông từ chối cộng tác với nhà Tây Sơn và cả nhà Nguyễn sau này. Tác phẩm chủ yếu là Hạnh Am Thi Cảo và một số thơ Nôm và thư tấu gửi Quang Trung. Sau khi qua đời, ông được an táng trên ngọn Bùi Phong, nơi ông ở ẩn. Là di tích danh nhân lịch sử văn hoá, niên đại TK 19, được xếp hạng 20/7/1994.
Chùa Chân Tiên Toạ lạc trên núi Tiên Am, thuộc xã Thịnh Lộc huyện Can Lộc. Nằm cách tảng đá có dấu Chân Tiên chừng 50m về phía Tây nên chùa có tên như vậy. Chùa xây dựng từ thời nào không rõ, kiến trúc xưa nay không còn, chỉ riêng 70 năm qua đã 3 lần tu sửa (1930,1976,1990), gồm có 2 toà thờ Phật tổ và Thờ Thánh Mẫu. Toà thờ Phật rộng 50,22m2, kiến trúc theo lối tứ trụ , 3 gian, 4 cột chính, trước mặt phía trên có tấm biển “ Chân Tiên tự”, 2 bên là tượng quan Văn, quan Võ. Toà Thánh Mẫu gọi là “ Điện Thánh Mẫu” rộng 56m2 gồm : Thượng Điện, Kiệu long đình và Bái Đường. Từ Bái Đường đi vào có tấm biển: “Tạ phúc đường” ( nhà cầu phúc), rồi đến Kiệu Long đình, nơi đặt hương hoa đồ lễ của khách đến viếng, Thượng điện có tấm biển “ Thiên hạ mẫu nghi”( mẹ hiền trong thiên hạ). Ngoài bài vị Thánh Mẫu, 2 bên tượng Phật bằng gỗ mít, 2 con hạc sứ, Kiệu thờ và nhiều đồ thờ, hoành phi câu đối. Là di tích kiến trúc tôn giáo, niên đại TK 19, được xếp hạng 31/12/1992.
Nhà Thờ Nguyễn Huy Tự Tại xã Trường Lưu, huyện Can Lộc, thờ Nguyễn Huy Tự (1743-1790). Khu đất nhà thờ vốn là vườn hoa của dòng họ Nguyễn Huy ( Nguyễn trang hoa mỹ) bên sườn đồi. Nhà thờ có diện tích hơn 200m2. Hạ điện hướng nam, lợp ngói mũi, hai đầu hồi xây tường, 4 đầu đao vút cao, giữa nóc đắp hình đầu rồng mặt nguyệt, gồm 3 gian, 2 hồi, gian chính giữa đặt bộ phản gỗ lim chân quỳ xung quanh chạm 4 chữ Thọ và đề tài long, ly, cạnh có hương án gỗ sơn son, thiếp vàng, phía trên có treo bức biển chữ Hán “Võ khố hùng lược” (vốn là 4 chữ do Tổng đốc khi cùng hợp tác tiểu phỉ), 2 gian bên treo một số biển đề và câu đối. Thượng điện, kiến trúc gần như Hạ điện, gồm 3 gian, gian giữa thờ 2 cha con Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Tự, đặt bàn thờ bằng gỗ sơn son, thiếp vàng, phía trên treo tấm biển có 2 chữ “ Tuy Hà “, hai bên treo hai câu đối. Là di tích danh nhân lịch sử văn hoá, niên đại TK 19.
Nhà thờ Lê Ninh (1857-1887) Tục gọi là Ấm Ninh, hiệu là Mạnh Khang, quê làng Trung Lễ, nay thuộc xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ. Thủa nhỏ không theo đường khoa cử, mà chuyên về binh thư, binh pháp và nghiên cứu trận đồ, bí mật lấy của nhà chiêu tập lực lượng tập võ nghệ. Khi vua Hàm Nghi ra dụ Cần vương(1885), ông liền ứng nghĩa, nhanh chóng bí mật tiến quân vào hạ thành Hà Tĩnh, bắt Bố Chính Lê Đại và thuộc lại đền tội, rồi lên Sơn Phòng đón Hàm Nghi, được phong làm Bang biện quân rút lên vùng núi Bạch Sơn (Hương Sơn) tiếp tục hoạt động. Sau chiến thắng Dương Liễu (nay thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), đầu năm 1887, ông bị bệnh nặng rồi mất ở quê vợ là làng Phú Long (Hưng Nguyên) cuối năm 1887. Là di tích danh nhân lịch sử, niên đại TK 16.
Nhà thờ Bùi Dương Lịch Tại thôn Châu Hội, xã Tùng Ảnh , huyện Đức Thọ, thờ Bùi Dương Lịch (1757-1828). Nhà thờ xây dựng năm 1808 trong khu đất của dòng họ, vốn là quà của học sinh tặng cho ông, kiến trúc gồm: Bái đường bằng gỗ lợp ngói rộng hơn 25m2, 1 gian 2 hồi, nền gạch, tường bao quanh, có chạm hình cá chim hoa lá ở xà và kè? Thượng điện rộng chừng 30m2, kiến trúc như bái đường; gian chính thờ ông , có một bàn gỗ lớn đặt bài vị và đồ thờ tự. Tại đây còn tấm bia đá dựng năm 1866 bằng đá thanh, cao 0,95m, rộng 0,65m, do con rể là Nguyễn Thiện Phủ