Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối Thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương.
Kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện gồm:Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 264 xã, phường, thị trấn.
Quá trình chuyển biến và thay đổi tên gọi các đơn vị hành chính trên miền đất Hà Tĩnh cũng là qúa trình mở rộng giao lưu, hoà nhập của Hà Tĩnh với sự phát triển của dân tộc.
Là nơi quần tụ của các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác đến, từng là “phiên trấn”, "phên dậu" của nước Đại Việt xưa, mảnh đất này gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai Thúc Loan, xưng vương Mai Hắc Đế lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc (năm 772). Đầu thế kỷ XV, hai cha con Quốc công Đặng Tất, Đặng Dung là những thủ lĩnh chủ chốt giúp nhà Hậu Trần lập nên những chiến công vang dội chống giặc Minh. Thế kỷ XV, đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê Lợi, nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh. Thế kỷ XVIII, Quang Trung- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đất Hà Tĩnh là nơi dừng chân bổ sung quân sỹ, lương thực, nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa biểu hiện lòng trung thành của mình với đất nước. Thế kỷ XIX, Vua Hàm Nghi chọn Sơn Phòng Hương Khê làm nơi bàn tính, mưu toan việc lớn và rừng Vũ Quang, Hương Khê trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, thực hiện cuộc kháng chiến 10 năm kiên cường, bền bỉ. Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh- cuộc diễn tập đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc, hàng vạn người Hà Tĩnh đã tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh góp phần to lớn cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, Hà Tĩnh là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hoá của giống nòi qua các thời đại ở từng vùng và cả đất nước. Thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...
Dẫu đã bị mất mát nhiều do chiến tranh, thiên tai, nhưng Hà Tĩnh vẫn còn một kho di sản văn hoá vô cùng phong phú: 143 di tích văn hoá đã được xếp hạng, nhiều loại hình Văn nghệ dân gian đặc sắc, những làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển hàng năm, sáu trăm năm.
Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập toàn cầu, nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của cha ông, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, đón nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn khu vực Bắc miền Trung.
Kết quả nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ và nhiều cứ liệu về văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ... cho biết, cách đây hàng vạn năm, những người tiền sử đã đến vùng đất này sinh sống và đây có thể từng là một trung tâm lớn của thời tiền văn hoá Đông Sơn.
Suốt chiều dài lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa giới hành chính và tên gọi. Thời Hùng Vương, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đổi Cửu Đức thành Đức Châu. Cuối Thế kỷ VI, nhà Tuỳ lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Năm 607, Đức Châu nhập vào Nhật Nam. Năm 622, nhà Đường đổi quận Nhật Nam thành châu Nam Đức, rồi Đức Châu, đến năm 627 lại đổi thành Hoan Châu. Tên Hoan Châu được giữ nguyên cho đến cuối Bắc thuộc. Thời kỳ Đại Việt cũng có nhiều thay đổi.
Đến năm 1831, vua Minh Mạng trên quy mô cuộc cải cách hành chính toàn quốc, tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Đây là niên đại quan trọng trong tiến trình lịch sử Hà Tĩnh, chứng tỏ vùng đất này đã hội đủ các điều kiện để thành một đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương.
Kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá V (ngày 27-12-1975), đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khoá VIII (ngày 16-8-1991) đã quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hiện tại, Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện gồm:Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 264 xã, phường, thị trấn.
Quá trình chuyển biến và thay đổi tên gọi các đơn vị hành chính trên miền đất Hà Tĩnh cũng là qúa trình mở rộng giao lưu, hoà nhập của Hà Tĩnh với sự phát triển của dân tộc.
Là nơi quần tụ của các cư dân bản địa và cư dân từ nhiều vùng khác đến, từng là “phiên trấn”, "phên dậu" của nước Đại Việt xưa, mảnh đất này gắn liền với nhiều dấu ấn, sự kiện quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đây là quê hương của Mai Thúc Loan, xưng vương Mai Hắc Đế lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc (năm 772). Đầu thế kỷ XV, hai cha con Quốc công Đặng Tất, Đặng Dung là những thủ lĩnh chủ chốt giúp nhà Hậu Trần lập nên những chiến công vang dội chống giặc Minh. Thế kỷ XV, đất Đỗ Gia (Hương Sơn) và dãy núi Thiên Nhẫn là đại bản doanh của Lê Lợi, nhân dân Hà Tĩnh là chỗ dựa vững chắc của nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh. Thế kỷ XVIII, Quang Trung- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, đất Hà Tĩnh là nơi dừng chân bổ sung quân sỹ, lương thực, nhân dân Hà Tĩnh lại một lần nữa biểu hiện lòng trung thành của mình với đất nước. Thế kỷ XIX, Vua Hàm Nghi chọn Sơn Phòng Hương Khê làm nơi bàn tính, mưu toan việc lớn và rừng Vũ Quang, Hương Khê trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng tụ hội anh hùng chí sỹ bốn phương, thực hiện cuộc kháng chiến 10 năm kiên cường, bền bỉ. Năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh- cuộc diễn tập đầu tiên của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Trong 2 cuộc kháng chiến chống đế quốc, hàng vạn người Hà Tĩnh đã tham gia chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh góp phần to lớn cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, Hà Tĩnh là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hoá của giống nòi qua các thời đại ở từng vùng và cả đất nước. Thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn đến những tên tuổi nổi danh đất nước: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu, Huy Cận...
Dẫu đã bị mất mát nhiều do chiến tranh, thiên tai, nhưng Hà Tĩnh vẫn còn một kho di sản văn hoá vô cùng phong phú: 143 di tích văn hoá đã được xếp hạng, nhiều loại hình Văn nghệ dân gian đặc sắc, những làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển hàng năm, sáu trăm năm.
Bước vào thời kỳ CNH-HĐH, hội nhập toàn cầu, nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của cha ông, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh. Hà Tĩnh đang tập trung mọi nguồn lực, đón nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn khu vực Bắc miền Trung.