Núi Hồng Lĩnh

Thứ bảy - 20/07/2019 06:49
Thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Là dãy núi có 99 ngọn. Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu

Núi Hồng Lĩnh (còn gọi là Ngàn Hống hay Rú Hống, tên chữ là Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh). Biệt hiệu: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng -  là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Ngọn núi này thuộc Thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa. 

Là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận Thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc, cách thành phố Vinh khoảng 10km về hướng Nam. Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam. 

Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ Nam bến thủy vào đến Bắc Cửa Sót. Chia làm các nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của dãy núi Pu Lai Leng (tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước, với độ cao 2711m (Rào Cỏ).
Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh, tục truyền là 99 đỉnh, thực tế có hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: Động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng... Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương.
Nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản văn hóa - lịch sử, từ các di tích như: Đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ, Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông, Lũy Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp và nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan đến núi Hồng Lĩnh như: Ông Đùng xếp núi, truyền thuyết về kinh đô của Vua Hùng.... và bao nhiêu giai thoại, thần thoại khác. 

Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như: chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần). 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay37,059
  • Tháng hiện tại994,255
  • Tổng lượt truy cập29,519,629
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây