Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình về chủ đề "Lịch sự, tế nhị"

Thứ tư - 31/07/2019 23:39
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình chủ đề "Lịch sư, tế nhị" của em Võ Thị Phương Thảo - 6A tại Lễ chào cờ lần thứ 27 năm học 2018-2019
Chúng ta đã từng nghe câu chuyện về một vị thống đốc đến thăm thầy giáo cũ của mình trong một lần về làng. Khi vừa tới lớp cậu đã nhận ra thầy và cúi chào:
      - Em chào thầy ạ!
      - Không, tôi phải chào ngài mới đúng, ngài thống đốc
      - Không, em là học trò cũ cùa thầy, không có thầy thì em cũng không đó ngày hôm nay, bây giờ em có là thống đốc hay gì đi nữa thì em vẫn mãi là học trò cũ của thầy!
      Vậy đấy, trong cuộc sống của chúng ta luôn có những mối quan hệ và giao tiếp là phương tiện để chúng ta truyền đạt những tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ, thái độ của mình đối với người khác. Vậy làm thế nào để người khác có thiện cảm trong cuộc đối thoại hay gặp gỡ với mình, không gây mất lòng người khác thì ta cần phải lịch sự, tế nhị.
      Lịch sự, tế nhị là gì ? Lịch sự là những cử chỉ, hành vì dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội. Còn tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử. Cả hai điều này đều thể hiện một con người có văn hóa,có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
                             "Lời nói chẳng mất tiền mua
                          Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
      Đúng vậy! Ông cha ta đã khuyên bảo rất đúng về cách giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Bởi lời nói không những thể hiện suy nghĩ, tâm tư tình cảm của chúng ta mà còn thể hiện cả nhân cách và trình độ văn hóa, ví dụ như phải biết chào hỏi mọi người, biết cảm ơn hay nói lời xin lỗi, cư xử đúng mực, không quá lố trước đám đông, biết kính trên, nhường dưới, cách xưng hô hợp lí..v.v....
      Nếu chúng ta có sự lịch sự, tế nhị bao giờ cũng khiến người nghe hài lòng, dễ tiếp thu ý kiến, không bị mất cảm tình và sẽ giúp cho xã hội trở nên văn minh tốt đẹp hơn, các mối quan hệ sẽ ngày càng khăng khít, từ đó chúng ta sẽ có nhiều bạn bè và luôn được tôn trọng. Ví dụ như khi bạn vô tình làm ngã một người nào đó, nếu bạn dìu họ lên và xin lỗi, hỏi han thì chắc chắn họ sẽ vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi và bỏ qua lỗi lầm cho bạn ngay lập tức, hay có một người khách lớn tuổi đến nhà ta phải ra chào hỏi rót nước mời họ, thì trong mắt họ bạn là một đứa con thảo và ba mẹ bạn cũng phải trầm trồ tự hào đấy! Đó là hành vi đẹp thể hiện sự lịch sự, tế nhị, nó rất đơn giản trong cuộc sống không cần phải cầu kì, bó buộc. Trái với lịch sự, tế nhị là vô lễ cọc cằn, thô lỗ thì sao? Nếu chúng ta có những hành vi như vậy liên tục, thiếu suy nghĩ, nói hớt, nói leo thì sau này sẽ chẳng còn ai nghe chúng ta nói nữa từ đó dẫn đến sự mất thiện cảm trong các mối quan hệ. Ví dụ như khi người ta đang phát biểu một ý kiến rất say sưa mà bạn đột nhiên cắt ngang hay như tình huống trước đó nếu ta không đỡ họ dậy cũng không xin lỗi thì chẳng phải là một sự vô duyên, thiếu lịch sự sao??? Nhưng còn một sự hiểu sai cách là "lựa lời mà nói" không phải là nói năng hoa mĩ, nịnh bợ, khoác lác đâu nhé! Mà phải lịch sự, tế nhị. tôi nghĩ học sinh chúng ta ngay từ bây giờ các bạn cần phải rèn giũa những hành động nhỏ nhất. Trước hết là văn hóa chào hỏi, thái độ học tập, tôn trọng giáo viên: gặp thầy cô ở trường phải chào một cách lễ phép kể cả những thầy cô không bao giờ dạy mình hay khách quý đến trường. Tiếp theo là sự kính trên nhường dưới, đi thưa về chào với cha mẹ, ông bà, anh chị. Kể cả bạn bè cũng vậy, không được kì thị, coi thường, nói những lời khó nghe với bạn mình. Có như vậy mới nên được nhân cách sống luôn tôn trọng người khác. Khí đó người ta sẽ thấy cuộc sống xung quanh mình tốt đẹp hơn. Đúng như người xưa đã dạy "lời chào cao hơn mâm cỗ"
      Vậy nên chúng ta cần phải ý thức bản thân rằng ai cũng phải có tính lịch sự, tế nhị vì một xã hội Việt Nam văn mình và tốt đẹp hơn.

Tác giả bài viết: Võ Thị Phương Thảo - 6A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay68,440
  • Tháng hiện tại1,443,219
  • Tổng lượt truy cập39,914,366
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây