Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Tọa đàm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và vinh danh Nhà giáo ưu tú

Hòa chung không khí tưng bừng, phấn khởi của ngành Giáo dục trong cả nước kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), ngày 20/11/ 2024 trường THCS Hoàng Xuân Hãn tổ chức tọa đàm và vinh danh Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Trâm.

Xem tiếp...

Bài thuyết trình về chủ đề "Tiết kiệm"

Thứ tư - 31/07/2019 23:41
Ban biên tập website trường THCS Hoàng Xuân Hãn giới thiệu cùng bạn đọc bài thuyết trình chủ đề "Tiết kiệm" của em Trần Thị Ngọc Thúy – 6C tại Lễ chào cờ lần thứ 29 năm học 2018-2019
Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Để đạt được điều đó, bên cạnh sự cần cù, chăm chỉ làm việc để đạt được mong muốn đề ra thì một trong những phẩm chất không thể thiếu đó là tiết kiệm.
      Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất những vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người.
Tiết kiệm biểu hiện ở những việc làm vô cùng đơn giản như: tắt một chiếc quat, một cái bóng đèn, khóa lại một vòi nước khi không sử dụng hay ăn nốt mẩu bánh còn sót lại trên đĩa thay vì bỏ chúng vào sọt rác; là tận dụng một tờ giấy, một cây bút, một bộ quần áo… khi chúng còn dùng được. Biết giữ gìn tài sản chung của trường, lớp, cơ quan đơn vị, xí nghiệp. Biết tận dụng thời gian hiệu quả trong một ngày, một giờ, giũa học và chơi… Chính vì thế, tiết kiệm đã trở thành một lối sống vô cùng tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt, được cha ông ta đúc kết qua các câu tục ngữ: ”Giàu có do trời, ấm no do cần kiệm”, “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “Ăn phải dành, có phải kiệm”. Còn Bác Hồ của chúng ta từng nói:” Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm như gió vào nhà trống”.
      Vì sao chúng ta phải tiết kiệm? Bởi không có gì là mãi mãi, có tiết kiệm ta mói tích lũy được nhiều hơn. Đời sống của chúng ta sẽ không ổn định, nay no mai đói, thậm chí rơi vào cảnh nghèo túng, nợ nần nếu chúng ta tiêu xài lãng phí của cải mình làm ra, nguồn tài nguyên của đất nước sẽ cạn kiệt nếu ta không sử dụng và khai thác hợp lý. Sức khỏe sẽ dần suy yếu nếu ta không biết điều chỉnh cách làm việc và chăm lo giữ gìn. Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh nếu ta cứ mải mê với các thú vui tầm thường mà không biết tận dụng nó để học tập, tích lũy và nắm lấy cơ hôi khi cần thiết. Tiết kiệm giúp ta thực hiện các kế hoạch đã đề ra một cách dễ dàng nhờ đó ta sẽ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc hơn. Tiết kiệm còn thể hiện sự trân trọng của chúng ta với sức lao động của mỗi người và thế giới xung quanh. Mỗi lần để sót một hạt cơm,  vứt một ổ bánh mỳ bạn hãy nhớ rằng “Ở đây một hạt cơm rơi/ ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”. Mỗi khi ném một cục tẩy, cây bút còn dùng được vào giở rác bạn hãy nhớ rằng những người công nhân đã rất vất vả để tạo ra nó. Và trên thế gới này, còn biết bao trẻ em, người vô gia cư cơm không đủ ăn, mặc không đủ ấm. Vì vậy, tiết kiệm là điều cần thiết với mỗi người.
      Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh luôn căn dặn các cộng sự của mình: ” Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to” và người đã gương mẫu thực hiên, trước  khi lâm chung, Người vẫn không muốn lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân: ” Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”. Ông trùm tập đoàn khoa học kỹ thuật nổi tiếng trên thế giới Zuckerberg có lối sống rât giản dị. Người sáng lập ra mạng Facebook này ăn mặc rất đơn giản: áo thun, quần jean. Anh cho biết: ”Tôi muốn dành tiền, thời gian làm những việc có ích cho xã hội”. Ở trường, các bạn học sinh của chúng ta quyên góp sách, vở, áo quần đã cũ hoặc dành một phần tiền ăn sáng của mình để ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn thông qua các phong trào của Đôi như: ”nuôi heo tiết kiệm”, “ngôi nhà khăn quàng đỏ” … Những việc làm ấy thật đáng quý biết bao.
      Tiết kiệm là một lối sống tiến bộ và văn minh, là tự làm giàu cho bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có một sô người sống xa hoa lãng phí, chưa có ý thức sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động của mình. Đồng thời lại có những người quá tiết kiệm trở nên hà tiện, nhỏ nhen. Không bao giờ muốn chi tiêu, chia sẻ cái mình có cho người khác. Vì vậy, tiết kiệm cũng cần đúng nơi, đúng chỗ và đúng cách.
      Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta nên học tập lối sống tiết kiệm từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Đừng bao giờ để lại thức ăn thừa, đừng quên tắt điện hay khóa vòi nước khi không dùng nữa. Giữ gìn đồ vật của mình thật cẩn thận và học cách  tận dụng những đồ cũ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết giữ gìn sức khỏe của mình và tận dụng thời gian hợp lý để làm những việc có ích. Vì đó là những thứ tài sản quý giá nhất mà bạn không thể mua hay xin được. Xây dựng cho mình một lối sống giản dị, lành mạnh. Tiết kiệm những lời nói không hay và suy nghĩ nhiều hơn về những việc mình sẽ làm. Có như thế chúng ta mới có cuộc sống hạnh phúc bền lâu. “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu” (Benjamin Franklin)

Tác giả bài viết: Trần Thị Ngọc Thúy - 6C

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gửi phản hồi
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay68,440
  • Tháng hiện tại1,442,525
  • Tổng lượt truy cập39,913,672
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây